Trên cặp song sinh nhà Pollock có những vết bớt, vết sẹo giống hệt hai người chị của chúng đã chết trước đó. Người ta tin rằng, hai bé gái xấu số đã đầu thai trở lại chính nhà mình. >> Vết sẹo luân hồi (Phần 1) >> Vòng luân hồi: Tìm lời giải cho việc có một hay nhiều kiếp sống (Phần 3)

Vết sẹo luân hồi (Phần 2)

Một Thế Giới | 01/12/2013, 20:36

Trên cặp song sinh nhà Pollock có những vết bớt, vết sẹo giống hệt hai người chị của chúng đã chết trước đó. Người ta tin rằng, hai bé gái xấu số đã đầu thai trở lại chính nhà mình. >> Vết sẹo luân hồi (Phần 1) >> Vòng luân hồi: Tìm lời giải cho việc có một hay nhiều kiếp sống (Phần 3)

Vốn là tiến sĩ có tiếng của ngành tâm lý Mỹ, Ian Stevenson từng làm việc tại các bệnh viện và nhiều trường đại học, tác giả của nhiều công trình có giá trị về tâm lý, thế nhưng đến năm 48 tuổi, ông lại từ bỏ lĩnh vực đã đem lại có mình vị trí vững chắc trong giới khoa học đó để điều tra và nghiên cứu về luân hồi. Lý do là, kinh nghiệm trị liệu tâm lý nhiều năm cho ông thấy, cá tính của nhiều bệnh nhân không liên quan gì đến tính chất di truyền hay môi trường giáo dục, và ông nghĩ đó là do tiền kiếp.
Vet seo luan hoi (Phan 2)-hinh-anh-1
 Liệu có kiếp sau? Ảnh Internet
Để nghiên cứu, khảo sát các “bằng chứng sống về luân hồi”, Ian Stevenson đã vận dụng kiến thức và các phương pháp chuyên môn về sử học, luật học, tâm lý học, trực tiếp gặp gỡ nhân vật và nhân chứng, tìm các tài liệu (báo chí, nhật ký, báo cáo, giấy khai sinh, hồ sơ bệnh án…).  Từ con số rất lớn những trường hợp vết sẹo luân hồi được khảo cứu, ông đã viết nhiều bài khảo luận đăng báo và xuất bản 5 cuốn sách về lĩnh vực này.
Những trường hợp dưới đây đều đã được Ian Stevenson khảo cứu, mà điểm chung là những người đã chết khi đầu thai đã “đánh tiếng” sự trở lại của mình bằng những dấu vết trên cơ thể đứa bé mới ra đời.
Cặp song sinh nhà Pollock
Tháng 5.1057, tại Hexam Northumberland, Anh, một chiếc xe hơi mất lái lao bổ lên vỉa hè đã đâm chết Joanna11 tuổi, và Jacqueline 6 tuổi. Không chấp nhận nổi việc mất một lúc 2 đứa con gái, John Pollock đinh ninh rằng, chúng nhất định sẽ đầu thai trở lại làm con ông, dù vợ ông, bà Florence, không bao giờ tin điều đó.
Khi bà Florence mang thai vào đầu năm 1958, ông John quả quyết vợ sẽ sinh đôi dù bác sĩ khám lần nào cũng khẳng định chỉ sinh một. Nhưng sự thật là hai bé gái đã cùng ra đời vào ngày 4.10 năm đó, đặt tên là Gillian và Jennifer. Ông Pollock giật mình khi thấy  Jennifer cũng có một vết bớt trên trán gần sống mũi, hệt như vết sẹo do ngã của bé Jacqueline đã chết, cũng ở vị trí đó, và cả cũng như Jacqueline, bé Jennifer có một nốt ruồi màu nâu ở vùng thắt lưng trái.
Khi nghiên cứu trường hợp này, tiến sĩ Ian Stevenson đã lấy mẫu xét nghiệm để xác định cặp song sinh này cùng trứng hay khác trứng. Kết quả: hai cô bé được tách ra từ một hợp tử duy nhất, nghĩa là có cùng một “bản sao di truyền”. Thế nhưng, trên người bé Gillian không có vết bớt hay nốt ruồi nào cả, còn 2 dấu hiệu này ở Jennifer  thì giống người chị quá cố Jacqueline cả về kích thước, hình dáng lẫn vị trí.
Mặc dù ông bà Pollock không bao giờ nói với các con về những người chị đã chết, nhưng Gillian và Jennifer, trong thời gian từ 2 đến 4 tuổi, lại hay nhắc đến Joanna và Jacqueline. Chúng nhận ra ngay những đồ chơi cũ của hai chị và chơi một cách thành thạo, quen thuộc, dù lần đầu tiên trông thấy. Jennifer cũng dựa dẫm, “bám váy” chị là Gillian như  Jacqueline thường ỷ lại vào Joanna trước đây.
Đến tuổi học viết, cô chị Gillian ngay từ lần đầu đã cầm bút thành thạo như người chị đã chết ở tuổi 11, còn Jennifer thì không.
Tiến sĩ Ian Stevenson theo dõi trường hợp này suốt 19 năm và nhận thấy, Gillian và Jennifer quên dần chuyện tiền kiếp, và đến năm 1985 thì hai cô không còn nhắc gì đến nữa.
Cô bé Susan chính là chị gái Winni quá cố?
Bà Charlotte Eastland ở Idaho có một đứa con gái tên là Winnie chết vì đụng xe năm 1961 khi mới 6 tuổi. Là người Cơ đốc giáo, nhưng vì quá tiếc đứa con, bà ước con gái đầu thai trở lại như trong những câu chuyện của người Ấn Độ mà bà được nghe.
Khi Winnie chết được 6 tháng và lúc bà Charlotte  mang thai 2 năm sau đó với người chồng mới, cô con cả của bà là Sharon đều nằm mơ thấy Winnie trở về với gia đình. Khi bà đang nằm trên bàn đẻ, người chồng cũ cũng tưởng như nghe thấy Winnie nói: “Bố ơi con đang về”.
Vet seo luan hoi (Phan 2)-hinh-anh-2
 Có nhiều câu chuyện bí ẩn mà khoa học vẫn chưa thể lý giải - Ảnh: Internet
Susan không giống hệt Winnie về vẻ ngoài. Bé tóc vàng, mắt xanh trong khi người chị quá cố tóc đỏ, mắt nâu. Thế nhưng, cả hai cô bé đều có lông mọc sau lưng, và bên hông trái của Susan cũng có vết sẹo nhỏ đúng chỗ vết tử thương do bị xe đụng của Winnie.  Tính nết, hành vi, cử chỉ của Susan cũng giống hệt Winnie ngày trước.
Lên 2 tuổi, Susan luôn tự nhận mình là Winni và nói rằng mình 6 tuổi (tuổi Winnie lúc bị chết). Khi lên 5, cô bé khẳng định mình nhiều tuổi hơn anh trai Richard, lúc đó đã 11 tuổi (so với cô bé Winnie quá cố, Richard ít hơn 3 tuổi). Xem ảnh Winnie, Susan khăng khăng đó là ảnh mình và đòi giữ. Có lần cô bé cầm bút viết vào cánh cửa bếp cái tên Winni. Bé hay nói lúc nào đi học sẽ chơi đu ở trường; đây từng là trò chơi yêu thích của Winni khi đến lớp.
Hồi Winnie còn sống, khi bé muốn ăn bánh, bà Charlotte Eastland lấy cái lọ bánh có hình con mèo, hỏi con mèo có thể cho bé mấy chiếc, rồi giả giọng mèo trả lời:  “Meo, con có thể lấy một chiếc”. Chiếc lọ bị cất đi rồi quên lãng sau khi Winni chết, và chỉ được nhớ để lôi ra đựng bánh khi Susan lên 4 tuổi. Khi Susan nhìn thấy và đòi, bà vô tình hỏi con mèo nói sao, cô bé lập tức nói ngay: "Meo, con có thể lấy một chiếc".
Susan còn kể nhiều chuyện xảy ra cho Winnie khi còn sống, chẳng hạn như cuộc dạo chơi bờ biển. Bà mẹ khẳng định, cô bé nhắc lại đúng những người tham gia buổi chơi đó, thậm chí cả người chồng trước của bà và là bố đẻ của Winni, nhắc những trò họ đã chơi. Susan còn nhắc đến cậu bé Gregory, bạn chơi với Winni hồi trước, dù chưa hề nghe nói đến cậu. Cô bé cũng “nhớ” về chú George, người mà bé bảo là “con vẫn hay dừng lại thăm chú và chơi với chú một lát trên đường đến trường”.  Cả cậu bé Gregory và chú George đều không sống cùng thành phố khi Susan ra đời và chưa hề gặp bé.
Susan cũng “kể”, có lần bé (thực ra là Winni) theo mẹ đến bãi chơi ném bóng, và trong lúc mẹ chơi, bé đi mua kẹo gần đấy, rồi bị một cậu bé chạy đến ôm hôn. Chuyện này, bà Eastland vẫn nhớ rất rõ chuyện này và nhớ rằng chồng bà đã rất tức giận khi nghe kể.
Bà Eastland khẳng định, tuy tin Susan chính là Winni đầu thai nhưng và chưa hề nói với các con về vết sẹo luân hồi vì nếu cộng đồng Cơ đốc giáo biết và tin hay “giáo dục” con về điều đó, họ sẽ trục xuất bà. Vì vậy những biểu hiện của Susan là hoàn toàn tự nhiên chứ không hề chịu ảnh hưởng, định hướng nào từ bà cả.
Còn nhiều “nghi án” khác về  về sẹo luân hồi với “bằng chứng” trên cơ thể người mới tái sinh, được các học giả khác ghi nhận. Chẳng hạn, một cậu bé Ấn Độ tự xưng mình là Maha Ram, người đàn ông đã chết vì bị bắn ở cự ly gần. Người ta đã tìm được một người đàn ông có tên như vậy bị dí súng săn vào ngực mà bắn. Không chỉ kể đúng chi tiết nhiều chuyện của Maha Ram lúc sinh thời, cậu bé còn có vết bớt ở ngực giống hệt vết sẹo trúng đạn của Ram.
Một người đàn ông Thái Lan cũng khẳng định ông nhớ rất rõ những kỷ niệm kiếp trước, và những chuyện này hoàn toàn trùng khớp với chuyện đời người chú đã chết vì dao đâm của ông ta. Trên ngực người đàn ông cũng có vết bớt, vị trí và hình dáng giống hệt vết dao đâm đã lấy đi tính mạng người chú. 

Theo XZone

>> Xem thêm sự kiện Phong Thủy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
2 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vết sẹo luân hồi (Phần 2)