Theo New Atlas, các thí nghiệm trên chuột đã xác nhận rằng vi khuẩn cộng sinh ở đường ruột ảnh hưởng đến trí nhớ bằng cách tiết ra axit lactic. Hơn nữa, yếu tố di truyền lại có ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật.

Vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng đến trí nhớ

02/05/2020, 21:28

Theo New Atlas, các thí nghiệm trên chuột đã xác nhận rằng vi khuẩn cộng sinh ở đường ruột ảnh hưởng đến trí nhớ bằng cách tiết ra axit lactic. Hơn nữa, yếu tố di truyền lại có ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi sinh vật.

Lactate, một sản phẩm trao đổi chất được sản sinh nhờ một số loài vi khuẩn đường ruột, có thể ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta - Ảnh: PNNL

Các tác giả của công trình nghiên cứu đã xác định ở chuột có những gien chịu trách nhiệm về bộ nhớ. Trong các thí nghiệm với 29 dòng động vật trong phòng thí nghiệm, hai bộ gien như vậy đã được phát hiện, một trong số đó chứa 115 trình tự chưa từng biết.

Ở giai đoạn tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã so sánh thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột của các cá thể chuột khác nhau. Ở những con chuột có trí nhớ tốt, tỷ lệ vi khuẩn Lactobacillus, chủ yếu là L. reuteri (một chủng vi khuẩn axit lactic sống trong ruột, đôi khi trong dạ dày của động vật có vú và chim), đã tăng lên. Rõ ràng, có một số gien nhất định ảnh hưởng đến thành phần của hệ vi khuẩn đường ruột và do đó, ảnh hưởng đến hoạt động của não.

Để xác nhận quan sát này, các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm. Họ đã lấy 2 nhóm chuột bị thủ tiêu hệ vi sinh đường ruột, sau đó, một nhóm chuột được đưa vào ruột chỉ một một loài vi khuẩn L. reuteri và nhóm còn lại được bổ sung một loài vi khuẩn khác. Thử nghiệm sau đó cho thấy những con chuột nhận được vi khuẩn L. reuteri đối phó tốt hơn với các bài kiểm tra trí nhớ.

Nghiên cứu trước đây cũng cho rằng sữa mẹ có thể vượt qua hàng rào máu não, xác nhận một con đường có thể từ ruột đến não. Trong một thí nghiệm bổ sung, các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm hiểu chính xác vi khuẩn ảnh hưởng đến trí nhớ như thế nào. Để làm điều này, họ đã cho những con chuột có trí nhớ kém dùng lactate, một sản phẩm trao đổi chất của Lactobacillus có thể vượt qua hàng rào máu não. Kết quả axit lactic giúp các cá thể chuột này hoàn thành tốt hơn các bài kiểm tra trí nhớ.

Janet Jansson, đồng tác giả của công trình, lưu ý rằng cần tiếp tục nghiên cứu để xác nhận các cơ chế này ở người, nhưng nghiên cứu về cơ bản làm nổi bật sự tương tác phức tạp giữa di truyền học, hệ vi sinh đường ruột và nhận thức.

Các nhà khoa học hy vọng sẽ xác nhận kết quả thu được qua các thử nghiệm ở người. Họ thậm chí có thể sẽ tìm ra cách cải thiện trí nhớ của người với sự trợ giúp của vi khuẩn cộng sinh.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vi khuẩn đường ruột có ảnh hưởng đến trí nhớ