Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát hiện vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể tồn tại trên thịt cá hồi đông lạnh đến hơn 1 tuần, cho thấy nguy cơ đây là nguồn lan truyền mầm bệnh xuyên biên giới.

Vi rút SARS-CoV-2 'sống' được trên thịt cá hồi đông lạnh hơn 1 tuần

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 10/09/2020, 08:11

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc phát hiện vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể tồn tại trên thịt cá hồi đông lạnh đến hơn 1 tuần, cho thấy nguy cơ đây là nguồn lan truyền mầm bệnh xuyên biên giới.

Theo thí nghiệm do nhóm nhà khoa học thực hiện, SARS-CoV-2 vẫn có khả năng lây nhiễm trong 8 ngàykhi cá được bảo quản ở 4 độ. Còn ở 25 độ C (nhiệt độ phòng bình thường) khả năng lây nhiễm của chúng giảm còn 2 ngày.

Tại chợ, nhà hàng cũng như trong quá trình vận chuyển, cá hồi thường được bảo quản ở 4 độ C. Mặt hàng chất lượng cao chỉ mất khoảng vài ngày để vận chuyển đi khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn giới chức quản lý thủy sản Chile cho biết cá hồi nước này có thể đến Thượng Hải (Trung Quốc) trong vòng 2 ngày rưỡi.

Tiến sĩ Đại Mạn Mạn thuộc Đại học Nông nghiệp Hoa Nam tham gia nghiên cứu khuyến cáo: “Với điều kiện như vậy, vi rút bám trên cá dễ truyền từ quốc gia này sang quốc gia khác trong 1 tuần,đòi hỏi công tác xuất nhập khẩu phải tiến hành kiểm tra phát hiện nghiêm ngặt hơn trước lúc cho phép đưa ra thị trường tiêu thụ”.

Hai đợt bùng phát COVID-19 tại Trung Quốc đều liên quan đến chợ thủy sản. Vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên được phát hiện ở chợ Hoa Nam trên địa bàn thành phố Vũ Hán, nhiều nghiên cứu xác định vi rút xuất hiện ở nơi khác trước khi truyền đến đây.

Giữa tháng 6, chợ Tân Phát Địa ở thủ đô Bắc Kinh trở thành ổ dịch. Cơ quan chức năng tìm thấy mầm bệnh trên thớt xẻ cá hồi nhập khẩu.

Hàng loạt chợ cùng siêu thị lập tức loại bỏ cá hồi khỏi kệ hàng. Giới chức y tế Trung Quốc sau đó bác bỏ khả năng cá hồi là nguồn lây nhưng vụ việc khiến các nước xuất khẩu mặt hàng này lao đao một thời gian dài.

Trong đợt tái bùng phát dịch ở Bắc Kinh, cơ quan chức năng Trung Quốc tìm thấy mầm bệnh trên thớt xẻ cá hồi nhập khẩu tại chợ Tân Phát Địa - Ảnh: SCMP

Theo giới chuyên gia, cá là động vật cấp thấp, gần như chưa từng xảy ra chuyện vi rút ở cá lây sang người và đến nay chưa xuất hiện bằng chứng SARS-CoV-2 có thể nhân lên trong cơ thể cá. Như vậy, cá hồi không phải vật chủ mà nhiều khả năng là vật trung gian bị mầm bệnh bám lên bề mặt lúc đóng gói hoặc vận chuyển.

Trung Quốc mỗi năm nhập khoảng 40.000 - 100.000 tấn cá hồi, chủ yếu từ Na Uy, Chile, Úc.

Ngoài nghiên cứu trên, một số nhà khoa học khác cũng tìm hiểu khả năng SARS-CoV-2 sống sót trên các mô động vật khác nhau.

Một nghiên cứu gần đây của Mỹ phát hiện vi rút vẫn trên da heo có thể lây nhiễm trong ít nhất 2 tuần ở nhiệt độ 4 độ C, trong 4 ngày ở 25 độ C.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vi rút SARS-CoV-2 'sống' được trên thịt cá hồi đông lạnh hơn 1 tuần