Dù không gây thiệt hại cho Sacombank, song ông Trầm Bê nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, đã bị cơ quan công an bắt giam cùng 15 người khác.

Vì sao ông Trầm Bê bị bắt trong khi Sacombank không hề thua lỗ?

Anh Thư | 02/08/2017, 18:02

Dù không gây thiệt hại cho Sacombank, song ông Trầm Bê nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank, đã bị cơ quan công an bắt giam cùng 15 người khác.

Lý do các bị can trên bị bắt là do sai phạm, tiếp tay cho ông Phạm Công Danh gây thất thoát hơn 6.000 tỉ đồng (trong tổng cộng 15.000 tỉ đồng) tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB).

Theo Bản Kết luận điều tra đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, các cá nhân nguyên là lãnh đạo, cán bộ ngân hàng Sacombank đã có sai phạm khi cho các công ty của Phạm Công Danh vay tiền.

Cụ thể, khi đứng trước việc thua lỗ nghiêm trọng trong quá trình tái cơ cấu Ngân hàng Đại tín (TrustBank) thành VNCB, Chủ tịch Phạm Công Danh đã đã họp HĐQT VNCB để bàn chủ trương dùng số tiền dư tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng của VNCB tại các tổ chức tín dụng làm tài sản bảo đảm cho các khách hàng vay vốn mà VNCB có tiền gửi làm tài sản đảm bảo.

Cuộc họp này diễn ra ngày 23.3.2013, gồm Phạm Công Danh, Mai Hữu Khương, Vũ Bạch yến, Trần Hiệp (các thành viên lãnh đạo VNCB) và em trai ông Danh là Phạm Công Trung. Kết thúc cuộc họp, ông Danh ký ban hành Nghị quyết số 15/2013/NQ-HĐQT đồng ý chủ trương này.

Ngày 19.4.2013, để có nguồn tiền thanh toán khoản vay 1.700 tỉ đồng tại BIDV,Phạm Công Danh cùng Phan Thành Mai, Nguyễn Quốc Viễn đến Trụ sở Sacombank (166-268, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP.HCM) liên hệ vay tiền. Tại đây ông Danh vào gặp trực tiếp ông Trầm Bê đề nghị cho vay tiền.

Vì có mối quan hệtừ trước, ông Trầm Bê đã đồng ý cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỉ đồng, với tài sản đảm bảo là tiền gửi của VNCBtại Sacombank. Ông Trầm Bê đã trực tiếp dẫn ông Danh sang gặp ông Phan Huy Khang (thành viên HĐTD, Tổng giám đốc Sacombank) và chỉ đạo ông Khang cho vay 1.800 tỉ đồng.

Sau khi được ông Trầm Bê và ông Khang đồng ý chủ trương, ông Danh gọi Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương và Nguyễn Quốc Viễn vào phòng ông Khang để giới thiệu với ông Khang. Ông Khang đã giao cho ông Phan Đình Tuệ (thành viên Hội đồng tín dụng, phó Tổng giám đốc Sacombank) tổ chức triển khai cho ông Danh vay tiền theo chỉ đạo của ông Trầm Bê.

Để vay 1.800 tỉ đồng tại Sacombank, Phạm Công Danh giao Mai Hữu Khương và Nguyễn Quốc Viễn gặp ông Phan Đình Tuệ và đem theo 6 bộ hồ sơ của 6 công ty đều là bản photocopy và hồ sơ khốngsang Sacombank vay tiền, bao gồm cả bảng phân chia vốn vay cho các công ty này.

Trong đó, công tyNhất Nhất do Nguyễn An Vinh làm giám đốc, vay 250 tỉ đồng, Công tyQuốc Thắng do Nguyễn Ngọc Thái làm giám đốcvay 350 tỉ đồng, Công tyBảo Gia do Lê Đài làm giám đốcvay 340 tỉ đồng,Công tyĐại Long do Nguyễn Hồng Dũng làm giám đốc vay 310 tỉ đồng, Công tyHương Việt do Nguyễn Thị Kim Vân làm giám đốc vay 300 tỉđồng và công tyThành Thành Công do Lê Văn Lương làm giám đốc vay 250 tỉ đồng.

Thực hiện yêu cầu của ông Trầm Bê và ông Khang, ông Phan Đình Tuệ đã chỉ đạo ông Bùi Văn Thành, Giám đốc Sacombankchi nhánh Hưng Đạo và bà Trần Thị Hải Triều, Giám đốc Sacombankchi nhánh quận 8, TP.HCM triển khai cho 6 công ty vay tiền, theo danh sách do cấp dưới của Phạm Công Danh mang đến.

Ông Tuệ phân cho Sacombank chi nhánh Trần Hưng Đạo tiếp nhận 2 hồ sơ cho 2 công tyNhất Nhất Vinh và Quốc Thắng vay 600 tỉ đồng. Chi nhánh Sacombank quận 8 cho 4 công tycòn lại vay 1.200 tỉ đồng. Hai giám đốc chi nhánh của Sacombank sau đó đã rót tiền vay cho 6 công tyvới số tiền 1.800 tỉ đồng. Rất nhiều hồ sơ, tài liệu khống đã được tạo lập để 6 công ty đủ điều kiện vay.

Ngày 25.4.2013, ông Trầm Bê ký phê duyệt cho vay. Chiều 26.4.2013, Mai Hữu Khương triệu tập giám đốc 6 công tyđến để ký các hợp đồng do Sacombank soạn sẵn mang đến. Cũng trong ngày này, toàn bộ khoản vay 1.800 tỉ đồng của 6 công tytại Sacombank đều được chuyển vào tài khoản cá nhân của Phạm Công Danh.

Đến ngày 26.4.2014 là ngày hết hạn của hợp đồng tín dụng, 6 công ty không trả được nợ vay. Và theo điều khoản hợp đồng, Sacombank đã tự động thu nợ gốc 1.800 tỉ đồng, cộng với số lãi vay là 35 tỉ đồng từ tài khoản tiền gửi của VNCB tại Sacombank để thu hồi nợ, đồng thời gửi thông báo cho VNCB và6 công ty trên.

Do 6 công ty không có tài sản đảm bảo, không nhận nợ vay với VNCB nên ngân hàng nàykhông thu hồi được số tiền gửi đã dùng để trả nợ thay 6 công ty.

Như vậy, cơ quan điều tra xác định, trong phi vụ này ông Trầm Bê có chủ trương "giải ngân trước bổ sung chứng từ sau", giúp ông Danh gây thất thoát 1.800 tỉđồng của VNCB.

Về khoản vay 1.800 tỉ đồng nêu trên, Cơ quan CSĐT nhận định: Sacombank của ông Trầm Bê có sai phạm là cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vốn vay để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay và khả năng hoàn trả nợ vay. Điều này ông Trầm Bê và Sacombank đã vi phạm các quy định.

Tại Hợp đồng bảo lãnh, ông Phan Thành Mai ký mà không có chữ ký của “Người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và Người thẩm định khoản vay bảo lãnh” là không đúng quy định về thẩm quyền ký cam kết bảo lãnh.

Mặt khác, Sacombank lập các báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường khi chưa có đủ căn cứ là thực hiện chưa đầy đủ quyền và nghĩa vụ của Tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 21 Quyết định 1627 và Khoản 3 Điều 94 Luật các tổ chức tín dụng.

Ông Trầm Bê đang nợ Sacombank 43.000 tỉ đồng

Theo thông tin trong bản tin tài chính trưa ngày 2.8 của VTV, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ông Dương Công Minh cho biết việc ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị bắt giữ sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động của Sacombank. Bởi vìông Trầm Bê không còn vai trò quản trị, điều hành tại ngân hàngnày từ tháng 2.2017. Trong khiông Phan Huy Khangtừ ngày 3.7đã không còn là Thành viên HĐQT cũng như Tổng giám đốc tại Sacombank.

Bên cạnh đó, ông Minh cho biết ôngông Trầm Bê có 2 khoản nợ tại Sacombank, một là khoản nợ liên quan tới bất động sản với giá trị khoảng 33.000 tỉđồng. Khoản nợ thứ 2 là cổ phiếu khoảng 10.000 tỉđồng, tổng cộng là 43.000 tỉ đồng. Tất cả khoản nợ này đều có tài sản bảo đảm.

Hiện nay, HĐQT Sacombank đang tích cực thu hồi món nợ này.Theo định giá sơ bộ của ngân hàng, giá trị các tài sản đảm bảo của ông Trầm Bê đều tương đương với giá trị các khoản nợ vay và có thể thu hồi. Dự kiến thời gian để thu hồi nợ xấu tại ngân hàng diễn ra khoảng 3 năm.

Theo báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2016 của Sacombank, cá nhân ông Trầm Bê nắm hơn 27,65 triệu cổ phiếu STB, tương tương 1,47% vốn điều lệ nhà băng này.

Những cá nhân liên quan tới ông Trầm Bê cũng sở hữu lượng lớn cổ phần tại đây. Cụ thể, con trai cả Trầm Trọng Ngân nắm giữ tới 89,18 triệu cổ phiếu, tương đương 4,73% vốn điều lệ. Con gái ông Bê là bà Trầm Thuyết Kiều sở hữu hơn 27,04 triệu cổ phiếu STB, tương đương 1,43% cổ phần. Con trai út Trầm Khải Hòa nắm giữ hơn 33,34 triệu cổ phiếu, tương đương 1,76% vốn. Ngoài ra, con rể ông Trầm Bê là ông Lê Trọng Trí cũng sở hữu hơn 2,06 triệu cổ phiếu STB.

Tổng cộng, ông Trầm Bê và những người có liên quan sở hữu tới hơn 179,29 triệu cổ phiếu STB, tương đương 9,51% vốn cổ phần tại ngân hàng này.

Anh Thư tổng hợp
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao ông Trầm Bê bị bắt trong khi Sacombank không hề thua lỗ?