WB nhìn nhận, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề sau một năm đầy biến động và bất định nhưng vẫn đứng tách biệt với ba đặc trưng.

Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhưng vẫn đứng tách biệt với 3 đặc trưng

Lam Thanh | 30/01/2022, 09:00

WB nhìn nhận, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề sau một năm đầy biến động và bất định nhưng vẫn đứng tách biệt với ba đặc trưng.

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), sau hai năm khủng hoảng COVID-19, quá trình phục hồi trên toàn cầu vẫn đang diễn ra nhưng động lực đã yếu đi do các đợt tái bùng phát dịch và bất định về hướng đi của đại dịch gia tăng với sự xuất hiện của các biến thể mới - như biến thể Omicron.

WB nhìn nhận, Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề sau một năm đầy biến động và bất định nhưng vẫn đứng tách biệt với ba đặc trưng riêng.

Cụ thể, không giống như hầu hết các quốc gia khác, Việt Nam đã thực hiện thành công chính sách “không COVID-19” trong năm đầu tiên của khủng hoảng nhưng lại chưa chuẩn bị đầy đủ cho đợt dịch bùng phát và lan nhanh từ tháng 4.2021. Tuy nhiên, mặc dù xuất phát chậm hơn so với hầu hết các quốc gia khác, nhưng Việt Nam ứng phó nhanh chóng từ hè năm 2021 nhằm nỗ lực tìm kiếm nguồn cung vắc xin và triển khai tiêm vắc xin từ đầu tháng 7.

Tuy đôi khi tốc độ tiêm vắc xin bị ảnh hưởng bởi hạn chế nguồn cung, nhưng Việt Nam đã triển khai được chiến dịch tiêm vắc xin đồng loạt cho người dân.

Đến cuối tháng 12, trong vòng khoảng năm tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm vắc xin, đã có trên 75% dân số được tiêm một mũi và trên 55% đã được tiêm đầy đủ. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận, cho dù có những khác biệt giữa các vùng và Việt Nam vẫn còn khoảng cách so với các quốc gia láng giềng.

Tốc độ triển khai và phạm vi bao phủ vắc xin đáng ghi nhận đã tạo điều kiện cho Chính phủ chuyển từ chính sách “không COVID-19” với các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt nhằm giảm thiểu thiệt hại về người nhưng đã dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, sang chính sách “Sống chung với COVID-19”.

Theo đó nền kinh tế có thể mở cửa trở lại trong khi vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch tễ. Chuyển hướng chính sách cũng khiến cho tỷ lệ lây nhiễm tăng lên, bình quân rơi vào khoảng 13.000 ca mỗi ngày vào giữa tháng 12, với tổng số ca nhiễm chạm mốc 1,3 triệu ca. Tuy nhiên, việc tiêm phủ vắc xin nhanh chóng đã giúp giảm tỷ lệ ca nhiễm bị tử vong - nghĩa là tỷ lệ tổng số ca tử vong do COVID-19 trên tổng số ca nhiễm được phát hiện - từ 2,5 vào tháng 9 xuống còn 1,9 vào cuối tháng 12.

chong-dich.jpg
Chiến dịch tiêm chủng thần tốc và thành công của Việt Nam trong năm 2021

Cũng theo WB, quy mô chính sách tài khóa ứng phó với khủng khoảng của các cấp có thẩm quyền tương đối nhỏ mặc dù Việt Nam còn nhiều dư địa tài khóa. Thực tế, chính sách tài khóa thắt chặt được áp dụng trong hầu hết thời gian của năm 2021 bất chấp đợt bùng phát dịch bắt đầu từ tháng 4.2021 và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đi kèm.

Đến cuối tháng 11.2021, ngân sách nhà nước ước tính bội thu ở mức 120,3 nghìn tỉ đồng (khoảng 5,2 tỉ USD). Tổng giá trị gói hỗ trợ tài khóa năm 2021 được các cấp có thẩm quyền công bố rơi vào khoảng 2,5% GDP, tương đương 55% giá trị gói hỗ trợ tài khóa năm 2020.

Các gói hỗ trợ tương đối nhỏ dành cho doanh nghiệp (vào tháng 4 và tháng 9), và dành cho hộ gia đình và người lao động trong khu vực phi chính thức (tháng 7) chưa được sử dụng hết do những thách thức trong triển khai.

Đến cuối năm 2021, khoảng 72% gói hỗ trợ đến được với người thụ hưởng, trong đó biện pháp gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất chiếm tỷ trọng lớn. Quá trình triển khai đầu tư công cũng xuất phát chậm trong nửa đầu năm và bị trễ tiến độ đáng kể trong quý 3 do giãn cách xã hội.

Về cơ bản, chính sách tài khóa chưa cung cấp được nhiều hỗ trợ có mục tiêu cho những đối tượng cần trợ giúp nhất cũng như chưa hỗ trợ thúc đẩy tổng cầu. Một mặt, gánh chịu gánh nặng của khủng hoảng mà không tăng chi ở thời điểm hiện tại sẽ không tạo thêm gánh nặng nợ (vay để đối phó với khủng khoảng) cho các thế hệ tương lai. Mặt khác, không hỗ trợ cho nền kinh tế ở thời điểm hiện tại gây khó khăn kinh tế nghiêm trọng cho nhiều hộ gia đình và người lao động trong khu vực phi chính thức, có thể làm đảo ngược những thành quả về xóa đói, giảm nghèo mà Việt Nam đạt được trong hai thập niên qua.

Ngoài ra, đầu tư thấp, nhất là cho cơ sở hạ tầng và vốn con người, có thể gây hại cho tăng trưởng kinh tế tiềm năng trong tương lai.

Theo WB, sự dè dặt về chính sách đã góp phần dẫn đến thực tế là, khác với năm 2020, Việt Nam không còn đi tiên phong trong việc xử lý tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế so với các quốc gia láng giềng.

Trong một năm mà kinh tế phục hồi ở hầu hết các quốc gia so sánh, thì Việt Nam phải vật lộn với giai đoạn đóng cửa kéo dài ở các trung tâm kinh tế lớn của đất nước - TP.HCM và Hà Nội - dẫn đến GDP giảm trên 6% trong quý 3 và làm chệch quá trình phục hồi kinh tế diễn ra mạnh mẽ trong nửa đầu năm.

Tăng trưởng GDP năm 2021 thấp hơn 4,2 điểm phần trăm so với dự báo Ngân hàng Thế giới đưa ra hồi tháng 12.2020. Ngược lại, Indonesia, Philippines và Malaysia đều dự kiến đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn Việt Nam trong năm 2021.

Về chi ngân sách, năm 2021 cho thấy rõ những yếu kém trong thực hiện dự toán kể cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. Tổng chi ngân sách đạt 75,2% dự toán trong 11 tháng đầu năm 2021, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm 2020. Chi thường xuyên giảm 5,8% (so cùng kỳ năm trước) và chi đầu tư giảm đến 12,3% (so cùng kỳ năm trước).

Chi thường xuyên giảm phần nào do tiết kiệm chi qua giảm chi tiêu công tác và hội nghị do đại dịch COVID-19, nhưng cũng phần nào do sự cứng nhắc trong quy trình thực hiện ngân sách, không cho phép điều chuyển nguồn lực giữa các đơn vị ngân sách nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thông qua. Quy trình thủ tục dài dòng khiến các cấp có thẩm quyền không có khả năng ứng phó nhanh chóng với khủng hoảng.

Bài liên quan
TikTok hiện thông báo tạm ngừng hoạt động ở Mỹ, nhắc đến ông Trump, vẫn khả dụng tại Việt Nam
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch nhưng vẫn đứng tách biệt với 3 đặc trưng