Có những nơi ở Việt Nam cần công nghệ VAR hơn cả sân cỏ. Sân cỏ dù sao cũng chỉ là trò chơi mang lại hỷ nộ ái ố cho vài ngàn người (SVĐ Việt Nam thường vắng). Có những chính sách lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người mà Quốc hội có thể xem lại một cách cầu thị như các trọng tài xem lại công nghệ VAR.

Việt Nam có cần công nghệ VAR?

27/06/2018, 05:57

Có những nơi ở Việt Nam cần công nghệ VAR hơn cả sân cỏ. Sân cỏ dù sao cũng chỉ là trò chơi mang lại hỷ nộ ái ố cho vài ngàn người (SVĐ Việt Nam thường vắng). Có những chính sách lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người mà Quốc hội có thể xem lại một cách cầu thị như các trọng tài xem lại công nghệ VAR.

World Cup đã đi qua được hơn một nửa chặng đường. Vẫn còn quá sớm để nói về sự kiện nào nổi bật nhất nhưng nếu không có gì bất ngờ thì yếu tổ nổi bật hơn cả là công nghệ VAR. FIFA – một tổ chức bảo thủ bậc nhất trong các tổ chức trên thế giới – cuối cùng đã không thể bịt tai trước các chỉ trích và làn sóng công nghệ hiện đại đầy hứng khởi. Họ đã chấp nhận áp dụng công nghệ VAR để giúp trọng tài phân định các tình huống tranh cãi.

Rất nhiều lần tại World Cup 2018, đặc biệt trong 2 trận rạng sáng qua (Iran – Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha – Morocco), trọng tài đã đưa ra quyết định rồi cảm thấy nghi ngờ chính quyết định của mình. Họ chấp nhận cắt trận đấu chạy đi xem lại băng hình. Nhưng nhờ việc đó, rất nhiều quyết định được đảo ngược để giải tỏa oan khuất cho nhiều cầu thủ, nhiều đội bóng, giải tỏa nỗi ấm ức cho cả triệu người.

Cũng có ý kiến phản đối việc các trọng tài sử dụng công nghệ VAR khiến trận đấu bị vụn nhưng tôi thì lại rất ủng hộ chuyện này để đảm bảo tính công bằng trong một môn thể thao nhiều cạm bẫy. Trọng tài cũng là con người, họ có thể sai do góc nhìn, do không lường hết tình huống và họ cần có cơ hội để nhìn lại phán quyết của mình. Quan trọng nhất, họ có cơ hội sửa sai ngay lập tức.

Liệu Việt Nam có sẵn sàng đưa công nghệ VAR về nước chưa? Nếu bóng đá Việt có áp dụng công nghệ VAR thì quá tốt để bớt những tiếng còi mèo, làm trong sạch sân cỏ Việt Nam hơn.

Nhưng có những nơi ở Việt Nam cần công nghệ VAR hơn cả sân cỏ. Sân cỏ dù sao cũng chỉ là trò chơi mang lại hỷ nộ ái ố cho vài ngàn người (SVĐ Việt Nam thường vắng). Có những chính sách lớn ảnh hưởng đến hàng triệu người mà Quốc hội có thể xem lại một cách cầu thị như các trọng tài xem lại công nghệ VAR.

Thời gian qua, cũng có không ít chủ trương, chính sách được Quốc hội biểu quyết thông qua, lại bộc lộ nhiều bất cập khi đi vào đời sống.

Một ví dụ là, các chính sách về mở rộng Hà Nội... do các Đại biểu Quốc hội khóa trước quyết thông qua, cho đến nay nhiều nhà khoa học, chuyên gia bắt đầu chỉ ra rằng những mục tiêu ban đầu không đạt được, và lộ dần những bất hợp lý trong phát triển.

Quốc hội hiện tại hoàn toàn có quyền áp dụng cách làm của “công nghệ VAR” để điều chỉnh lại những thứ đã trót được thông qua để nó phù hợp với tình thế bây giờ.

Cho dù, Quốc hội và từng Đại biểu Quốc hội là đại diện cho ý chí nguyện vọng của cử tri, nhưng Quốc hội và Đại biểu Quốc hội cũng phải chịu trách nhiệm chính trị trước nhân dân khi ấn nút thông qua các quyết sách.

Cũng giống các trọng tài phải chịu trách nhiệm khi thông qua một phán quyết. Và dù thế nào, trọng tài hay Đại biểu Quốc hội cũng là con người, có thể mắc sai lầm vì góc quan sát, vì không đọc hết được tình huống, vì vô số nguyên nhân khác... Quyết định sai là điều không ai muốn nhưng sẽ thực sự đáng trách nếu biết sai, có cơ hội sửa sai mà không sửa.

Vì vậy, cần ủng hộ các trọng tài dám áp dụng công nghệ VAR để tự sửa sai nhận định ban đầu. Thà vậy còn hơn bảo thủ để bao người thiệt thòi, ấm ức.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam có cần công nghệ VAR?