Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đối với các vệ tinh là giấy phép dịch vụ, vấn đề sử dụng tài nguyên tần số, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng…

Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức khi quản lý hệ thống vệ tinh

Thu Anh | 28/06/2019, 21:20

Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đối với các vệ tinh là giấy phép dịch vụ, vấn đề sử dụng tài nguyên tần số, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng…

Ngày 28.6 tại Hà Nội, Bộ TT-TT phối hợp với Liên minh Vệ tinh toàn cầu (GSC) tổ chức Hội thảo quốc tế về thông tin vệ tinh với chủ đề “Những tiến bộ trong công nghệ vệ tinh”.

Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Phạm Hồng Hải, với lợi thế vùng phủ toàn cầu, nếu thành công, các hệ thống vệ tinh sẽ làm thay đổi môi trường cạnh tranh, thậm chí có thể làm thay đổi trật tự truyền thống trong lĩnh vực viễn thông.

Tuy nhiên, hệ thống chùm vệ tinh với những công nghệ mới có thể thành công trong kỷ nguyên Internet, có thể đem cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu với giá thành rẻ, cạnh tranh hay không là những vấn đề mà Bộ TT-TT đang muốn tìm ra câu trả lời.

Theo thông tin từ Bộ TT-TT, tính đến hết năm 2018, Việt Nam hiện có 5 vệ tinh đang hoạt động là VINASAT-1 và VINASAT-2, VNREDSat-1, F-1, PicoDragon. Trong số này, VINASAT-1 và VINASAT-2 là các vệ tinh truyền thông thông tin, trong khi các vệ tinh khác có nhiệm vụ khảo sát mặt đất và khoa học.

Đầu năm nay, Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh thứ 6 là MicroDragon. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2022, chúng ta sẽ phóng thêm 3 vệ tinh nữa là NanoDragon, LOTUSat-1 và LOTUSat-2. Trong đó, LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là các vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác của các chuyên gia tới từ Nhật Bản.

Các chùm vệ tinh là một cơ hội lớn, tuy nhiên cũng mang tới nhiều thách thức cho Việt Nam. Ông Nguyễn Huy Cương, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT-TT) cho rằng một trong những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đối với các vệ tinh là giấy phép dịch vụ cũng như việc tiếp cận một cách công bằng giữa các hệ thống thông tin di động mặt đất và vệ tinh trong sử dụng tài nguyên tần số.

Đồng tình với quan điểm của đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện, Thứ trưởng Bộ TT-TT cũng cho biết sự xuất hiện của các hệ thống này đặt ra các câu hỏi cho công tác quản lý. Đó là việc cấp phép, cung cấp dịch vụ tại mỗi quốc gia, vấn đề sử dụng tài nguyên tần số, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng… cũng cần được đặt ra và xem xét.

Thu Anh
Bài liên quan
Cảnh ngập lụt chưa từng thấy tại UAE nhìn từ vệ tinh
Tuần trước, lượng mưa lớn chưa từng có nhấn chìm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) trong nước, khiến cuộc sống ở thành phố Dubai tê liệt. Trận lụt nghiêm trọng đến mức vệ tinh vẫn có thể ghi nhận cảnh ngập nhiều ngày sau khi mây tan và mưa ngừng rơi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức khi quản lý hệ thống vệ tinh