Khi nhìn thấy một con bướm vật lộn để thoát ra khỏi cái kén, một người bèn giúp đỡ bằng cách xé bỏ cái kén. Kết quả, đôi cánh của nó không bao giờ được phát triển đầy đủ và con bướm sẽ chết.

Ba sai lầm thường mắc phải trong xây dựng gia đình hạnh phúc

FN | 28/06/2019, 14:12

Khi nhìn thấy một con bướm vật lộn để thoát ra khỏi cái kén, một người bèn giúp đỡ bằng cách xé bỏ cái kén. Kết quả, đôi cánh của nó không bao giờ được phát triển đầy đủ và con bướm sẽ chết.

Xây dựng gia đình cũng vậy, bạn phải biết tôn trọng các quy luật chi phối sự trưởng thành, phát triển… Mọi người thường hay mắc 1 trong 3 sai lầm phổ biến dưới đây:

Sai lầm thứ nhất: Nghĩ rằng chỉ cần một vai trò là đủ

Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần nêu gương là đủ, nếu kiên trì nêu gương cho trẻ trong một thời gian dài, lũ trẻ sẽ làm theo tấm gương đó. Những người này không thấy được nhu cầu thực sự cần phải có sự hướng dẫn (tư vấn), tổ chức và dạy dỗ.

Có người lại nghĩ, chỉ cần hướng dẫn hay yêu thương là đủ. Nếu thường xuyên thể hiện tình yêu, điều đó sẽ che lấp đi vô số những sai lầm của một tấm gương cá nhân không tốt hoặc một cấu trúc tổ chức và dạy bảo những điều thừa thãi.

Một vài người tin vào việc tổ chức hợp lý – trong đó bao gồm việc lên kế hoạch và xây dựng những cấu trúc, hệ thống – là đủ. Gia đình của họ có thể được sắp xếp rất tốt, nhưng họ lại thiếu sự dẫn dắt. Họ có thể thực hiện rất đúng cách, nhưng lại đi sai hướng. Hoặc gia đình họ có đầy đủ hệ thống nhưng lại không có trái tim, không có sự ấm cúng, không có cảm xúc.

Lũ trẻ sẽ có xu hướng trốn tránh khỏi tình trạng này càng nhanh càng tốt, trừ phi xuất hiện một ý thức về nhiệm vụ chung của gia đình hoặc một tinh thần cực kỳ mạnh mẽ về sự thay đổi.

Một số người khác lại cho rằng vai trò của cha mẹ, về căn bản, là dạy dỗ, bảo ban rõ ràng và nhất quán, cuối cùng sẽ có tác dụng. Nếu không tác dụng, ít nhất điều đó cũng chuyển trách nhiệm sang cho con cái.

Mỗi vai trò đều cần thiết, nhưng sẽ không. Ví dụ, bạn có thể là một tấm gương tốt, nhưng nếu không biết tổ chức và dạy dỗ, bạn sẽ không có được sự hỗ trợ khi bạn vắng mặt hoặc có chuyện gì đó tác động tiêu cực đến quan hệ của bạn. Trẻ con không chỉ cần nhìn thấy và cảm nhận, chúng còn cần phải trải nghiệm và lắng nghe – nếu không, chúng sẽ không bao giờ hiểu được những quy luật quan trọng để điều chỉnh cuộc sống, để tận hưởng hạnh phúc và thành công.

Sai lầm thứ hai: Không quan tâm đến trật tự

Lỗi thứ hai, thường mắc phải hơn, đó là không quan tâm đến trật tự. Bạn nghĩ, mình có thể dạy dỗ mà không cần tạo mối quan hệ; có thể xây dựng một quan hệ tốt mà không cần trở thành người đáng tin cậy; hoặc dạy dỗ bằng lời là đủ, và những nguyên tắc của cuộc sống không cần phải được thể hiện trong hình mẫu, cấu trúc của cuộc sống gia đình hàng ngày.

Nhưng, giống như chiếc lá mọc ra từ nhánh cây, nhánh cây mọc ra từ cành cây, cành cây mọc ra từ thân cây, và thân cây mọc ra từ rễ cây, mỗi vai trò chủ đạo này đều hình thành từ những yếu tố trước đó. Nói cách khác, có một trật tự - nêu gương, hướng dẫn, tổ chức, dạy dỗ, theo một quá trình tiếp cận từ trong ra ngoài. Cũng giống như rễ cây đem dinh dưỡng và sự sống cho các bộ phận khác của cây, chính tấm gương của bạn sẽ đem sự sống cho các mối quan hệ gia đình, cho bạn thêm cảm hứng để tổ chức, cho bạn cơ hội để dạy dỗ.

Việc nêu gương của bạn chính là nền tảng của mọi bộ phận khác của cây. Những ai có kinh nghiệm dẫn dắt gia đình hiệu quả đều nhận ra trật tự này, và bất cứ khi nào có sự đổ vỡ, họ sử dụng trật tự này để tìm ra gốc rễ của vấn đề, đưa ra những bước giải quyết cần thiết.

Trong triết học Hy Lạp, ảnh hưởng của con người xuất phát từ tín ngưỡng, sự đồng cảm và đạo lý. Tín ngưỡng, về căn bản, có nghĩa là niềm tin xuất phát từ các tấm gương. Sự đồng cảm xuất phát từ mối quan hệ gắn bó về tình cảm, sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Đạo lý liên quan đến lô-gíc cuộc sống và những bài học từ cuộc đời.

Cùng với 7 Thói quen, trật tự và sự hợp lực đều là những yếu tố quan trọng. Mọi người sẽ không lắng nghe, nếu họ không cảm thấy và không nhìn thấy. Lô-gíc của cuộc sống sẽ không bén rễ, nếu bạn không quan tâm hay bạn thiếu lòng tin.

Sai lầm thứ ba: Nghĩ rằng chỉ một lần là đủ

Lỗi thứ ba nằm ở sự thực hiện bốn vai trò giống như một sự kiện, chứ không phải một quá trình liên tục. Bốn vai trò: nêu gương, hướng dẫn, tổ chức và dạy dỗ là những động từ ở thì hiện tại, được thực hiện hết ngày này qua ngày khác.

Chúng ta phải liên tục có những khoản gửi vào Tài khoản Ngân hàng Tình cảm, vì bữa ăn hôm qua không thể thỏa mãn cơn đói ngày hôm nay. Do hoàn cảnh luôn thay đổi nên cần phải có sự sắp xếp, tổ chức thường xuyên để áp dụng các nguyên tắc một cách phù hợp. Việc dạy dỗ cũng cần thường xuyên vì mọi người luôn phát triển từ cấp độ thấp lên cấp độ cao hơn, những nguyên tắc sẽ được áp dụng theo từng cách khác nhau tùy vào cấp độ phát triển.

Từng đứa trẻ là từng thử thách, từng thế giới riêng, nhu cầu riêng. Mỗi đứa trẻ thể hiện một cấp độ hoàn toàn mới của sự cam kết, nỗ lực và tầm nhìn. Trong gia đình tôi, khi có đứa con út, chúng tôi dường như quên mất những năm nuôi dạy con cái thành công trước đó mà có xu hướng nuông chiều con út quá mức. Có thể điều này xuất phát từ chính nhu cầu của chúng tôi.

Mỗi chúng ta cần phải tiếp tục không ngừng cho đến phút cuối cuộc đời, tôn trọng các quy luật chi phối sự trưởng thành, phát triển. Nếu không, chúng ta sẽ giống như một anh chàng có thiện ý nhưng thiếu hiểu biết: khi nhìn thấy một con bướm vật lộn để thoát ra khỏi cái kén, nó đập cánh để phá vỡ một sợi dây đang trói nó trong một hình dạng cũ, một cấu trúc cũ, anh ta bèn giúp đỡ con bướm bằng cách xé bỏ cái kén kia đi. Nhưng kết quả, đôi cánh của con bướm sẽ không bao giờ được phát triển đầy đủ và con bướm sẽ chết.

Vì thế, chúng ta không bao giờ được nghĩ rằng công việc của mình với con cái, cháu chắt đã hoàn thành.

Một lần, trong chương trình Florida Keys, tôi nói chuyện trước một nhóm các cặp vợ chồng đã nghỉ hưu, cực kỳ giàu có, với đề tài về tầm quan trọng của gia đình ba thế hệ. Họ thừa nhận họ đã thiếu trách nhiệm đối với những đứa con đã trưởng thành và các cháu. Sự tham gia của cả gia đình không phải là động lực chính trong cuộc sống của họ; đó chỉ là một cách giải khuây trong các dịp lễ lạc, họ tự biện minh bọn trẻ cần phải có sự độc lập. Nhưng khi mở lòng để nói thật, nhiều người thừa nhận họ cảm thấy buồn khi thiếu trách nhiệm như vậy, thậm chí họ còn muốn từ bỏ tất cả để gần gũi với gia đình hơn.

Tất nhiên, việc giúp con cái sống độc lập là quan trọng, nhưng sự độc lập quá mức sẽ không bao giờ tạo nên một cấu trúc thuận lợi trong cuộc sống gia đình gồm nhiều thế hệ - mà ngày nay, điều này quá đỗi cần thiết để đối phó trước những xâm thực mạnh mẽ của văn hóa bên ngoài đối với gia đình.

Các gia đình thường rơi vào một trong hai thái cực. Hoặc là họ quá phụ thuộc về tình cảm với nhau (có thể là phụ thuộc về xã hội, về tài chính, hay về trí tuệ), hoặc do sợ phải phụ thuộc nên họ lại quá xa rời, quá độc lập với nhau. Đây thực ra là một dạng tác động/phụ thuộc. Đôi khi các gia đình củng cố lối sống độc lập, nhưng thực ra ẩn sâu bên trong là dựa dẫm. Bạn có thể phân biệt được sự dựa dẫm với sự phụ thuộc lẫn nhau một cách hợp lý, bằng cách lắng nghe ngôn ngữ của họ, mọi người đang đổ lỗi, buộc tội lẫn nhau, hay tập trung vào tương lai với những cơ hội và trách nhiệm.

Chỉ khi các thành viên gia đình thực sự trả giá bằng chiến thắng của cá nhân và có được sự độc lập cân bằng và đích thực, họ mới có thể giải quyết những vấn đề về sự phụ thuộc lẫn nhau. Sandra và tôi rút ra kết luận: trách nhiệm của việc làm ông làm bà chỉ đứng thứ hai, sau việc làm cha làm mẹ.

Nói cách khác, công việc chính của chúng tôi là khích lệ con cái và công việc mà chúng làm với đám cháu. Ông bà không bao giờ được dao động bởi suy nghĩ sẽ được “nghỉ hưu” khi tham gia vào các hoạt động gia đình. Đối với gia đình, bạn không bao giờ “nghỉ hưu”. Lúc nào cũng cần đến sự ủng hộ và khích lệ liên tục, mỗi khi con cháu phải phân vân lựa chọn, phải xây dựng ý thức về tầm nhìn mà gia đình nhiều thế hệ hướng tới.

Ngay cả khi con cái đã trưởng thành, cha mẹ cũng cần phải biết là con mình cần sự khích lệ trong vai trò làm cha làm mẹ; các cháu cũng cần có thời gian bên ông bà. Bằng cách này, họ sẽ trở thành một nguồn lực động viên, dạy dỗ trong gia đình hoặc góp phần bù đắp cho những khoản thâm hụt tình cảm.

Cho dù bạn bao nhiêu tuổi, bạn vẫn có thể là một nhân vật đóng vai trò quan trọng đối với con cháu, luôn luôn nhiệt tình vô điều kiện, tích cực, toàn tâm toàn ý.

Hàng rào bảo vệ đầu tiên luôn luôn là gia đình – từ gia đình hạt nhân, gia đình nhiều thế hệ, cho đến đại gia đình. Chúng ta đừng bao giờ nghĩ, việc nêu gương, hướng dẫn, tổ chức và dạy dỗ đã hoàn thành.

Theo 7 Thói quen tạo gia đình hạnh phúc
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ba sai lầm thường mắc phải trong xây dựng gia đình hạnh phúc