Tại cuộc gặp với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN về bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982…

Việt Nam mong muốn Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông

Trí Lâm | 06/09/2016, 16:16

Tại cuộc gặp với Tổng thống Pháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN về bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982…

Sáng 6.9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội kiến vớiTổng thống Cộng hòa Pháp François Hollande đangthăm Việt Namcấp nhà nước.

Tại cuộc hội kiến,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn hai bên tập trung tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh như xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghệ cao, năng lượng, hàng không-vũ trụ, vệ tinh, y tế, dược phẩm…,đặc biệt chú trọng thúc đẩy hợp tác trong chuyển giao công nghệ, đào tạo, tạo điều kiện cho Việt Nam tham gia các khâu chế tạo vệ tinh - một lĩnh vực mà hai bên đang hợp tác rất tốt đẹp.

Đồng thời, cầnđẩy mạnh hợp tác phát triển bền vững như công nghệ bảo vệ môi trường, kỹ thuật nông nghiệp xanh; khuyến khích các doanh nghiệp Pháp tham gia các “dự án xanh” ở Việt Nam; đề nghị Pháp quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong quá trình thực hiện các cam kết của COP 21.

Nhấn mạnh Việt Nam đã vươn lên thoát nghèo và trở thành nước có thu nhập trung bình, tuy nhiên Việt Nam cũng đang phải đối phó, ứng phó với nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường… Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn Pháp tiếp tục duy trì tài trợ ODA cho Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng, biến đổi khí hậu, giảm nghèo…

Cùng với đó, Thủ tướng đề nghị hai bên thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư; phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước trong thời gian tới bởivì kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp (năm 2015 đạt khoảng 4,2 tỉ USD) vẫn cònthấp so với lợi thế và tiềm năng hợp tác giữa hai bên.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Namcũng đề nghị Pháp quan tâm thúc đẩy đàm phán sửa đổi Hiệp định vận tải hàng không nhằm tăng tần suất chuyến bay giữa hai nước để đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu đi lại, giao thương giữa hai nước; tăng cường hơn nữa các hoạt động hợp tác về văn hóa, giáo dục; giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương hai nước.

Về các vấn đề quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ chia sẻ sự quan ngại của Pháp về chủ nghĩa khủng bố, cũng như mất mát to lớn mà chủ nghĩa khủng bố từng gây ra đối với Chính phủ và nhân dân Pháp.Đồng thời, Thủ tướng mong muốn Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN về bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,…

Tổng thống Francois Hollande khẳng định Pháp luôn coi trọng và mong muốn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực, nhất là hợp tác về chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng…

Tổng thống François Hollande cho biếtngoàicác bộ trưởng, đại diện của các bộngành của Pháp còn có rất nhiều lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hàng đầu của Pháp tháp tùng ông sang thăm Việt Nam lần này nhằm tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam. Điều này cũng khẳng định sự coi trọng của các doanh nghiệp Pháp trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Khẳng định Pháp luôn dành ưu tiên cho tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam, Tổng thống François Hollande mong muốn Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư của Pháp sang làm ăn hiệu quả, lâu dài, đầu tư thành công tại Việt Nam.

Cùng với đó, Pháp cũng mong muốn thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực khoa học-công nghệ; chuyển giao công nghệ; giáo dục-đào tạo để ngày càng có nhiều học sinh, sinh Việt Nam sang theo học tại Pháp; hợp tác về nông nghiệp, dược phẩm, văn hóa; thúc đẩy giao lưu nhân dân nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, hai dân tộc…

Tổng thống François Hollande cũng khẳng địnhPháp sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu lớn, trong đó có ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Trí Lâm
Bài liên quan
TP.HCM tìm giải pháp để quảng bá hình ảnh, văn hóa của đất nước đến với quốc tế
Chiều 20.5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với TP.HCM nhằm kiểm tra, khảo sát tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thanh tra đường bộ sẽ không được dừng xe, xử phạt trên đường để tránh chồng chéo với CSGT?
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng để tránh chồng chéo nhiệm vụ với cảnh sát giao thông, luật mới cần quy định thanh tra đường bộ chỉ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, không được kiểm tra, xử lý vi phạm trên đường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam mong muốn Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông