Vệ tinh Micro Dragon được một nhóm kỹ sư Việt Nam chế tạo thành công, đang chờ cơ quan chức năng của Nhật Bản cấp giấy phép an toàn để chuẩn bị phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay.

Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon lên quỹ đạo vào cuối năm 2018

Tiểu Vũ | 08/04/2018, 12:05

Vệ tinh Micro Dragon được một nhóm kỹ sư Việt Nam chế tạo thành công, đang chờ cơ quan chức năng của Nhật Bản cấp giấy phép an toàn để chuẩn bị phóng lên vũ trụ vào cuối năm nay.

Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC, thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam), vệ tinh Micro Dragon đã được 36 kỹ sư người Việt chế tạo thành công, chờ cơ quan chức năng của Nhật Bản cấp phép để phóng lên vũ trụ vào cuối năm 2018.

Đây là một dự án thuộcchương trình hỗ trợ phát triển vệ tinh quan sát trái đất cho mục đích đào tạo tại các nước đang phát triển của Cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), dự kiến vào cuốinăm 2018, tên lửa Epsilon (Nhật Bản) do Công ty IHI Aerospace chế tạo sẽ mang theo vệ tinh Micro Dragon của Việt Nam lên quỹ đạo.Vớitrợ giúpcủa JAXA, vệ tinh Micro Dragon sẽđược đưa vào hoạt động giúp cho quá trìnhlàm chủ công nghệ vệ tinh của Việt Nam đang dần trở nên hiện thực.

Micro Dragon là vệ tinh quan sát trái đất, có trọng lượng 50kg, kích thước 50 x 50 x 50cmkhối lượng khoảng 50kg. Vệ tinhđược các kỹ sưtrẻ củaTrung tâm Vệ tinh quốc gia (TTVTQG)phát triển dưới sự trợ giúp của các giáo sư Nhật Bản bằng nguồn kinh phí của dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

Vệ tinh Micro Dragon trong quá trình lắp đặt và thử nghiệm -Ảnh:VNSC

Nhiệm vụ cụ thể của vệ tinh Micro Dragon sau khi phóng lên quỹ đạolà:Quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam.Phát hiện độ bao phủ của mây, tính chất của sol khí để phục vụ cho việc hiệu chỉnh khí quyển.Thu các tín hiệu cảm biến trên mặt đất sau đó chuyển các dữ liệu này một cách nhanh chóng tới các địa điểm cách xa nhau trên trái đất.Thử nghiệm công nghệ vật liệu mới (Atomic oxygen,Antimony Tin Oxide Coating Solar cell)

Lộ trình tự phát triển vệ tinh Việt Nam - Ảnh: TTVTQG

Trước đó,vào tháng 11.2013nhómkỹ sư của TTVTQGđã chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ Pico Dragon (có kích thước 10 x 10 x 11,35cm, khối lượng 1kg). Vệ tinh này được phóng lên quỹ đạo vàhoạt động thành công.

Các kỹ sư trẻ củaTTVTQG thử nghiệm vệ tinh Micro Dragon tại Học viện Kỹ thuật Kyushu (Nhật Bản)- Ảnh:VNSC

Tiếp nối thành công của vệ tinh Pico Dragon, TTVTQGthuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã cử 3 khóa với tổng cộng 36 kỹ sư đến 5 trường đại học hàng đầu Nhật Bản tham gia khóa học thạc sĩcông nghệ vệ tinh, đồng thời, trực tiếp thiết kế, chế tạo, thử nghiệm vệ tinh Micro Dragon dưới sự hướng dẫn trực tiếp của các giáo sư Nhật Bản. Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc TTVTQG mong muốn qua dự án Micro Dragon mở ra một môi trường giúp các cán bộ trẻ TTVTQG có điều kiện rèn luyện kỹ năng sáng tạo độc lập cũng như khả năng làm việc kỷ luật giữa các nhóm có chức năng nhiệm vụ khác nhau.

Sau Micro Dragon, theo lộ trình, Việt Nam sẽ tiến tới chế tạo vệ tinh LOTUSat-1 và LOTUSat-2, hai vệ tinh theo công nghệ radar tiên tiến với khối lượng khoảng 600 kg, gần 12 lần Micro Dragon, kích thước là 1,5m x 1,5m x 3m, hoạt độngtrên 5 năm trên vũ trụ.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam phóng vệ tinh Micro Dragon lên quỹ đạo vào cuối năm 2018