Dự kiến đến tháng 7.2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất tăng 2-3,5%

Duyên Duyên | 27/10/2016, 05:17

Dự kiến đến tháng 7.2017, Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Đây là thông tin do ông Hoàng Hải - Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho biết khi trao đổi với báo chí.

Theo đó, lãnh đạo Cục Quản lý nợ cho biết, trong giai đoạn 10 năm trở lại đây (2005 - 2015), tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết đạt khoảng 45 tỉ USD.

Trong đó, nguồn ODA dành cho Việt Nam tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: hỗ trợ cân đối tài chính vĩ mô; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội; phát triển y tế, giáo dục và đào tạo; phát triển nông nghiệp kết hợp xóa đói, giảm nghèo; bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu...

"Từ năm 2010, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình. Mức độ ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đang giảm rõ rệt. Nhiều nhà tài trợ đã chuyển từ nguồn vốn ODA sang nguồn vốn vay hỗn hợp", ông Hải nói.

Cũng theo ông Hoàng Hải, dự kiến đến tháng 7.2017 Việt Nam có thể không còn được vay theo điều kiện ODA, phải chuyển chủ yếu sang sử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường. Nguồn vốn ODA đã vay chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi hoặc tăng lãi suất lên từ 2% - 3,5%.

Chính vì vậy, ông Hải cho rằng để đảm bảo mục tiêu vay nợ bền vững thì nguồn vốn ODA cũng cần được sử dụng một cách chiến lược và cẩn trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế bởi thực chất, nguồn vốn ODA cũng chính là nợ quốc gia.

"Nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch. Mặt khác, chúng ta phải tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại", ông Hải nhấn mạnh.

Được biết, trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nước ngoài ký kết đạt 4,916 tỉ USD, gấp 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, đã giải ngân đạt khoảng 2,685 tỉ USD.

Mặt khác, theo báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội về việc sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước cho thấy, nợ nước ngoài của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 348.189 tỉ đồng, bao gồm vay ngắn hạn 38.942 tỉ đồng và vay dài hạn 309.246 tỉ đồng.
Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước vay lại vốn ODA của Chính phủ là 121.098 tỉ đồng; vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh là 97.179 tỉ đồng.

Liên quan đến kết quả giải ngân vốn vay ODA, ngày 13.7.2016, Chính phủ đã có Tờ trình số 204/CP-KTTH đề nghị được điều chuyển kế hoạch 50.000 tỉ đồng vốn nước ngoài năm 2016 đã được Quốc hội phân bổ chi tiết cho các bộ, ngành, địa phương, trích lập dự phòng.

Tuy nhiên, đến hết tháng 5.2016 mới chỉ giải ngân đạt 36,1% kế hoạch, nhiều bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân rất thấp hoặc chưa giải ngân.

Trong năm 2017, Chính phủ cho biết, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước dự kiến ký kết khoảng 4,7 tỉ USD, giải ngân khoảng 5-5,2 tỉ USD.

Số vốn giải ngân được cân đối một phần vào ngân sách nhà nước, một phần cho vay lại thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức tài chính khác.

Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam sẽ phải vay ODA với lãi suất tăng 2-3,5%