10 triệu nông dân Việt Nam (VN) đang sống nhờ chăn nuôi. Tuy nhiên trên 50% số sản phẩm chăn nuôi là theo quy mô nông hộ. Nếu TPP được ký kết, chăn nuôi sẽ là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất.

Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP: 10 triệu nông dân lao đao

Một Thế Giới | 04/08/2015, 11:09

10 triệu nông dân Việt Nam (VN) đang sống nhờ chăn nuôi. Tuy nhiên trên 50% số sản phẩm chăn nuôi là theo quy mô nông hộ. Nếu TPP được ký kết, chăn nuôi sẽ là một trong những ngành bị thiệt hại nặng nhất.

TS Tống Xuân Chinh - Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NNPTNT - thậm chí phải thốt lên rằng: “Ngành chăn nuôi sẽ là vật hy sinh cho TPP” tại Hội thảo quốc tế về “Tác động của TPP và AEC lên kinh tế Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức ngày 3.8 tại Hà Nội.

Một vài phép so sánh nhỏ cho thấy, giá thịt gà, thịt lợn trong nước hiện đều đắt gấp 2-3 lần so với giá một số nước trên thế giới. Cụ thể, giá thành sản xuất 1kg sữa tươi ở VN là 65 cent USD (khoảng 14.000đ). Trong khi đó tại New Zealand, 1kg sữa tươi chỉ có giá bằng một nửa (khoảng 6.500đ). Giá thành 1kg gà lông trắng của VN lên tới 32.000đ/kg cạnh tranh sao nổi với thịt gà đùi của Mỹ chỉ bán với giá 20.000 đ/kg.

Thịt lợn hơi của VN bán với giá 45-55 nghìn đồng/kg, đắt gấp 3 lần giá thịt lợn hơi bán tại thị trường Chicago (Mỹ) là 85-90 cent/kg (khoảng 15.000đ/kg). Nếu đặt lên bàn cân so sánh, ngành chăn nuôi của VN chẳng có mấy lợi thế khi TPP ký kết.

TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) - cho biết: “Chăn nuôi là ngành lớn thứ hai trong nông nghiệp của VN, tuy nhiên nó lại bị coi là ngành kém cạnh tranh, không bền vững và dễ chịu tác động xấu của các hiệp định thương mại tự do”.

Theo TS Thành, những khó khăn của ngành chăn nuôi của VN thể hiện ở 5 điểm chính sau: Thứ nhất, quy mô sản xuất nhỏ không đáng tin cậy và dựa chủ yếu vào chăn nuôi hộ, sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn chăn nuôi và không quan tâm nhiều đến các vấn đề dịch bệnh của vật nuôi; Thứ hai, lệ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu giống và thức ăn; Thứ ba, vấn đề dịch bệnh còn phổ biến dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát; Thứ tư, vệ sinh giết mổ và VSATTP còn nhiều hạn chế, đôi khi gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuối cùng, tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi vẫn còn phổ biến gây hại cho sức khỏe của người lao động và các hộ gia đình xung quanh khu vực chăn nuôi.

Vậy làm thế nào để giảm giá thành, để tăng sức cạnh tranh cho ngành chăn nuôi? Theo TS Tống Xuân Chinh, hiện giá thành sản phẩm chăn nuôi đang bị đội giá ở các khâu trung gian.

Về con giống, VN bị tác động của các khâu trung gian khoảng 6-7%. Thức ăn chăn nuôi bị tác động khoảng 9-10%. Khi bán được con lợn, con gà, khâu trung gian thu mua và chi phối 8-10%. Nếu VN tổ chức sản xuất lại ngành chăn nuôi bằng hình thức HTX, tổ, đội nhóm rồi ký hợp đồng thu mua trực tiếp với DN sẽ giảm giá trên 20%.

Về mặt chính sách, hiện Bộ NNPTNT đã xây dựng nghị định về mô hình HTX nông nghiệp liên kết để tăng sức cạnh tranh.

“Nếu không cạnh tranh được về gà công nghiệp lông trắng thì VN nên tập trung phát triển chăn nuôi gà ta lông màu. Thịt lợn hơi của VN không có lợi thế cạnh tranh về giá thì chúng ta tập trung vào thịt lợn Mán, lợn cắp nách…” - TS Chinh nói.

TPP chậm ký kết, doanh nghiệp bị ảnh hưởng gì?
Trả lời câu hỏi về việc vòng đàm phán TPP thất bại tại Haiwaii có ảnh hưởng gì tới cộng đồng doanh nghiệp (DN) ở VN, một đại diện của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho biết: “Đa phần các DN trong nước đều chỉ ở trạng thái bị động chờ TPP, chứ chưa có kế hoạch cụ thể để đón đầu TPP. Thế nên, TPP bị tạm thời trì hoãn 1 - 2 tháng không tác động quá nhiều đến các DN trong nước. 
Tuy nhiên, đối với các DN có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đã đầu tư vào Việt Nam, một ngày trôi qua trong chờ đợi với họ cũng là rất quý. Họ rất sốt ruột và mong đến thời điểm TPP chính thức được ký kết. Với họ, việc TPP chậm được ký kết có thể ảnh hưởng tới quyết định tiếp tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam hoặc các DN sẽ dè chừng chờ đợi một thời gian nữa mới đầu tư. Đặc biệt, một số DN FDI đang chuẩn bị đầu tư vào lĩnh vực ngành công nghiệp phụ trợ cho dệt may. 

Người dân tham gia chăn nuôi khó trụ được
Theo TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR): Người tiêu dùng/nhà nhập khẩu VN sẽ có cơ hội tiếp cận các sản phẩm giá rẻ hơn và được lợi, trong khi người sản xuất/nhà xuất khẩu phần lớn sẽ bị thiệt hại - do không cạnh tranh được với các mặt hàng từ nước ngoài tràn vào, như thịt bò từ Australia; thịt gà, lợn từ Mỹ… Cùng với đó là việc giảm mức thu từ thuế nhập khẩu, khiến cho phúc lợi ngành chăn nuôi sẽ giảm khi TPP có hiệu lực. Hiện sản phẩm gà và trứng gà VN đang phải “cõng” tới 14-17 loại thuế và phí như thuế nhập khẩu thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thuế VAT, phí kiểm dịch… Nếu không có biện pháp tháo gỡ, người dân tham gia chăn nuôi khó trụ được trong bối cảnh hội nhập kinh tế. 
Theo Lao Động
Bài liên quan
Philippines khởi xướng điều tra tự vệ với xi măng Việt Nam
Philippines thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với mặt hàng xi măng nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Việt Nam trước ngưỡng cửa TPP: 10 triệu nông dân lao đao