Viettel sẽ bán đấu giá 1 lô cổ phần tương đương phần vốn góp hơn 940 tỉ đồng và SCIC bán đấu giá 1 lô cổ phần tương đương phần vốn góp hơn 2.549 tỉ đồng tại Vinaconex.

Viettel và SCIC sẽ thoái hết vốn tại Vinaconex

25/10/2018, 20:26

Viettel sẽ bán đấu giá 1 lô cổ phần tương đương phần vốn góp hơn 940 tỉ đồng và SCIC bán đấu giá 1 lô cổ phần tương đương phần vốn góp hơn 2.549 tỉ đồng tại Vinaconex.

Ảnh từ Internet

VGP tối 25.10 đưa tin, vào ngày 22.11 tới tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ diễn ra 2 phiên đấu giá thoái vốn cổ phần tại Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) theo hình thức đấu giá trọn lô.

Cụ thể, Viettel sẽ bán đấu giá 1 lô gồm 94.010.175 cổ phần, tương đương phần vốn góp hơn 940 tỉ đồng (theo mệnh giá), chiếm 21,28% vốn điều lệ tại Vinaconex với mức giá khởi điểm 2.002.416.727.500 đồng/lô, tương đương 21.300 đồng/cổ phần.

Còn SCIC sẽ bán đấu giá 1 lô gồm 254.901.153 cổ phần, tương đương phần vốn góp hơn 2.549 tỉ đồng (theo mệnh giá), chiếm 57,71% vốn điều lệ tại Vinaconex với mức giá khởi điểm 5.429.394.558.900 đồng/lô, tương đương 21.300 đồng/cổ phần.

Vẫn theo VGP, Vinaconex tiền thân là Công ty Dịch vụ và Xây dựng nước ngoài, được thành lập năm 1988. Năm 2006 công ty chuyển đổi thành Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, là tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa. Cổ phiếu của Vinaconex chính thức niêm yết trên HNX vào năm 2008.

Hiện Vinaconex có 25 công ty con và 8 công ty liên doanh liên kết. Với số vốn điều lệ ban đầu năm 2006 là 1.499,8 tỉ đồng, qua 3 lần tăng vốn, vốn điều lệ của Vinaconex đạt 4.417,1 tỉ đồng. Vinaconex có 3 cổ đông lớn gồm: SCIC sở hữu 57,71% vốn cổ phần, Viettel sở hữu 21,28% và quỹ PYN Elite Fund (Non-Ucits) sở hữu 7,54%.

Xây lắp là hoạt động kinh doanh truyền thống và chủ yếu của Vinaconex, chiếm trên 60% doanh thu. Các hoạt động kinh doanh khác gồm kinh doanh bất động sản, sản xuất công nghiệp, dịch vụ cho thuê, tư vấn thiết kế, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu, giáo dục đào tạo.

Các dự án do Vinaconex làm chủ đầu tư được tiếp tục thực hiện trong năm 2018 gồm: dự án chung cư tòa 2B - Vinata Tower; tổ hợp trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê, căn hộ 25 Nguyễn Huy Tưởng; dự án cải tạo chung cư cũ 93 Láng Hạ; dự án khu công nghệ cao Hòa Lạc. Các dự án do Vinaconex hợp tác đầu tư gồm: dự án cải tạo chung cư cũ 97-99 Láng Hạ.

Vinaconex đang quản lý và sử dụng tổng cộng 98.901 m2 đất được giao trên địa bàn các tỉnh Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc. Ngoài ra, Vinaconex còn quản lý 1.191.810 m2 đất thuê tại các tỉnh Hà Nội, TP.HCM.

Kế hoạch lợi nhuận và cổ tức năm 2018, doanh thu đạt 4.491 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 491 tỉ đồng, hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 8,21, cổ tức 12%.

P.V

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
3 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Viettel và SCIC sẽ thoái hết vốn tại Vinaconex