Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa, một thành viên của Tập đoàn Masan sẽ bỏ ra 35 tỉ đồng để mua 85% cổ phần của Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại CDN.

Vinacafé Biên Hòa chi 35 tỉ để thâu tóm thêm công ty con

Duyên Duyên | 25/05/2016, 11:32

Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa, một thành viên của Tập đoàn Masan sẽ bỏ ra 35 tỉ đồng để mua 85% cổ phần của Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại CDN.

Thông tin từ Công ty cổ phần Vinacafé Biên Hòa cho biết, HĐQT công ty này vừa thông qua phương án mua lại trên 2,5 triệu cổ phần, tương đương 85% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Sản xuất Thương mại CDN với tổng giá trị 35 tỉ đồng.

Mục đích của lần thâu tóm này là nhằm mở rộng, phát triển các sản phẩm cà phê và gia tăng công suất sản xuất của công ty này.

HĐQT Vinacafé Biên Hòa cũng thống nhất ủy quyền cho ông Phạm Quang Vũ, Chủ tịch HĐQT hoặc ông Nguyễn Tân Kỷ, Tổng giám đốc Công ty quyết định và thực hiện tất cả các vấn đề để hoàn tất giao dịch mua lại CDN, như sửa đổi, bổ sung các hợp đồng, thỏa thuận, ký kết, thực hiện hợp đồng, quyết định đề cử và thay thế người vào cơ cấu tổ chức của CDN.

Được biết, vào đầu tháng 3 vừa qua, Vinacafé Biên Hòa đã thay đổi mô hình công ty từ không có công ty con và đơn vị kế toán trực thuộc sang mô hình có đơn vị kế toán trực thuộc. Hệ thống phân phối của Vinacafé Biên Hòa có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước với hàng trăm nhà phân phối vàhàng trăm nghìn điểm bán lẻ.

Tại Đại hội đồngcổ đông thường niên, Vinacafé Biên Hòa đặt mục tiêu doanh thu 2.850 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 250 tỷ đồng, giảm lần lượt 5% và 15% so với kết quả thực hiện năm 2015.

Vinacafé Biên Hòa được biết đến là một trong nhữngthương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam với bề dày lịch sử gần 50 năm, chủ sở hữu của một số thương hiệu cà phê như: Wake- Up, Phinn, Wake-Up 247…

Trước khi trở thành thành viên của Tập đoàn Masan, Vinacafé Biên Hòa đã từng rất có tiếng và kinh doanh có lãi, tuy nhiênthương hiệu cà phê này vẫn bị ông lớn Masan thâu tóm thông qua thị trường chứng khoán.

Theo đó, vào năm 2011, Masan đã mua lại cổ phần từ cổ đông lớn của Vinacafé Biên Hòa (mã VCF), cụ thể là từ tay các cổ đông VinaCapital, VF1, Quỹ Vietcombank, Vietnam Holding. Sau đó, Masan có trong tay 20% vốn điều lệ của VCF.

Đến tháng 5.2011, VCF thông báo Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe) đã thực hiện bán ra hơn 3,44 triệu cổ phiếu VCF, giảm tỷ lệ nắm giữ từ 50,26% xuống chỉ còn 9,91 triệu cổ phiếu, tương đương 37,3% vốn.

4 tháng sau đó, Tập đoàn Masan, thông qua Masan Consumer đã công khai chào mua 13,32 triệu cổ phiếu VCF, tương đương 50,11% vốn điều lệ VCF.

Trong báo cáo tài chính năm 2011, Masan cho biết tổng số tiền bỏ ra để mua 13,32 triệu cổ phần của VCF là 1.069 tỉ đồng, không bao gồm chi phí giao dịch.

Sau khi chinh phục 3 quỹ đầu tư lớn, Masan tiếp tục mua lại 16,34% cổ phần VCF từ tay ông Trần Quang Lộc và Chứng khoán Beta.

Đến ngày 11.10.2011, Masan Consumer thông báo đã hoàn tất việc chào mua 13,32 triệu cổ phiếu VCF, tương đương 50,11% vốn điều lệ của VCF.

Quá trình gia tăng quyền lực của Masan tại VCF vẫn tiếp tục, khi sau đó tập đoàn này vẫn mua thêm cổ phần VCF.Tính đến tháng 2.2016, Masan đã nắm giữ trên 60% cổ phần VCF.

Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ động thu hút FDI quy mô lớn, công nghệ cao như bán dẫn, AI…
3 phút trước Nhịp đập khoa học
Chính phủ yêu cầu chủ động thu hút đầu tư FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hydrogen...
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vinacafé Biên Hòa chi 35 tỉ để thâu tóm thêm công ty con