Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa ký Công văn số 1288/VPCP-ĐMDN đề nghị UBND TP.HCM xem xét, xử lý và trả lời các doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM về việc thời gian qua các cơ quan chức năng của TP chưa xử lý nghiêm những vi phạm của xe khách trá hình và bến xe khách lậu trên địa bàn, khiến dư luận bất bình, bức xúc.

VPCP đề nghị TP.HCM làm rõ việc chưa xử lý nghiêm tình trạng 'xe dù, bến lậu'

Cường Lâm - Xuân Duy | 25/02/2017, 12:59

Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng vừa ký Công văn số 1288/VPCP-ĐMDN đề nghị UBND TP.HCM xem xét, xử lý và trả lời các doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM về việc thời gian qua các cơ quan chức năng của TP chưa xử lý nghiêm những vi phạm của xe khách trá hình và bến xe khách lậu trên địa bàn, khiến dư luận bất bình, bức xúc.

Công văn nêu rõ: Đề nghị UBND TP.HCM xem xét, xử lý và trả lời đơn kiến nghị của các doanh nghiệp theo thẩm quyền, gửi Văn phòng Chính phủ để công khai trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trước ngày 3.3.2017.

Công văn của Văn phòng Chính phủ

Trước đó, các doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM đã gửi kiến nghị tới Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về việc: Tháng 5.2016, 12 doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM đã viết đơn kiến nghị lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố và các cơ quan liên quan điều tra, xử lý và chấn chỉnh hành vi vi phạm pháp luật về tổ chức “xe khách trá hình” và “bến xe khách lậu” trên địa bàn nhằm lập lại môi trường kinh doanh vận tải hành khách lành mạnh, tránh tình trạng “xe dù” trốn các loại thuế, phí, gây thất thu ngân sách hàng trăm tỉđồng, đồng thời gây mất trật tự an toàn giao thông, cạnh tranh không lành mạnh với các nhà xe làm ăn chân chính.

Tại hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự giao thông 7 tháng đầu năm 2016, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo Giám đốc Sở GTVT tăng cường công tác kiểm tra, xử lý dứt điểm xe dù, bến lậu trên địa bàn... Nhất là bến xe trái phép ở số 419Lê Hồng Phong, quận 10 mà Công ty cổ phầnGiày Sài Gòn cho nhà xe Thành Bưởi thuê trái phép, phải dẹp ngay trong tháng 8.2016. Tiếp đó, khi trả lời chất vấn tại HĐND Thành phố, ông Bùi Xuân Cường là Giám đốc Sở GTVT đã khẳng định địa điểm kinh doanh ở số 419 Lê Hồng Phong, quận 10 là bến lậu, đồng thời cam kết sẽ kiên quyết dẹp bến xenày ngay trong tháng 8.2016.

Theo chỉ đạo của UBND thành phố, ngày 21.9.2016, UBND quận 10 đã có báo cáo số 8489/BC-UBND, nêu rõ: Đoàn kiểm tra liên ngành của quận 10 (có sự tham gia của Thanh tra Sở GTVT) kết luận bến xe, bãi đỗ xe trá hình tại 419 Lê Hồng Phong có nhiều vi phạm về cho thuê đất của nhà nước trái phép, việc xây dựng và hình thành bến xe tại đây là trái pháp luật, khôngđược phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hệ thống bến xe và gây ách tắc giao thông, phức tạp về an ninh trật tự, tạo bức xúc lớn trong nhân dân... UBND quận 10 kiến nghị UBND TP chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hồi “Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh tại địa chỉ 419Lê Hồng Phong” của Công ty TNHH Thành Bưởi; đề nghị thu hồi đất cho thuê trái phép của Công ty cổ phầngiày Sài Gòn liên quan đến hoạt động của bến xe trá hình bàn giao cho quận 10 để xây dựng trường học...

Các hoạt động của một bến xe lậu vẫn diễn ra trong khuôn viên Công ty cổ phần Giày Sài Gòn ở số 419 Lê Hồng Phong, quận 10

Khi Thanh tra Sở GTVT TP.HCM có văn bản xin ý kiến chỉ đạo xử lý bến xe khách lậu tại số 419Lê Hồng Phongthì Thanh tra Bộ GTVT đã có văn bản số 1105/TTr-P3 ngày 3.10.2016, trả lời và hướng dẫn cụ thể việc xử lý: “Nếu các đơn vị khai thác bến xe, bãi đỗ xe vi phạm các quy định của pháp luật thì bị xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm theo quy định tại Điều 14 và Điều 28 Nghị định số 46/2016/NĐ-CP”.

Đầu tháng 10.2016, UBND TP.HCM lại ban hành văn bản số 5386/ UBND – ĐT, nêu rõ: Giao Giám đốc Sở GTVT chỉ đạo Chánh thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng khẩn trương kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe không theo quyhoạch hoặc được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bến xe khách lậu) theo Điều 14, Nghị định 46/2016/NĐ-CP, yêu cầu tập trung chấn chỉnh và làm chuyển biến ngay tình hình, báo cáo kết quả về UBND thành phố trước ngày 30.102016; đến ngày 31.12.2016 phải xử lý dứt điểm xe dù trên địa bàn thành phố.

Như vậy, các đồng chí lãnh đạo và UBND TP.HCM đã chỉ đạo dẹp “xe dù, bến lậu” rất quyết liệt và các cơ quan chức năng đã kết luận rõ ràng những vi phạm và cơ sở pháp lý để xử lý bến xe lậu tại số 419 Lê Hồng Phong. Thế nhưng đến nay đã sang tháng 2.2017 mà bến xe lậu này vẫn... ngang nhiên hoạt động, khiến dư luận nhân dân rất bất bình, bức xúc và nhiều cơ quan báo chí đã liên tục phản ánh về vụ việc này.

Xe khách trá hình “vô tư” dừng bắt khách trên đường Nguyễn Chí Thanh

Mặc dù ngày 29.10.2016, Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành cấm các xe khách trên 25 chỗ ngồi lưu thông từ 6 giờ đến 22 giờ trên tuyến đường đi vào bến xe khách lậu ở 419 Lê Hồng Phong, nhưng thực tế thì các xe khách trá hình vẫn hoạt động ở các tuyến đường lân cận, và tại bến lậu này vẫn diễn ra các hoạt động của một bến xe khách lậu như: Đón, trả khách; đặt chỗ cho khách lẻ đi xe hợp đồng; dùng xe trung chuyển đưa khách ra xe hợp đồng để đi tuyến cố định Sài Gòn – Đà Lạt (theo quy định thì xe trung chuyển chỉ được đưa khách ra xe khách chạy tuyến cố định)…

Nghiêm trọng hơn, địa điểm 419 Lê Hồng Phong là đất của Nhà nước, việc Công ty cổ phầnGiày Sài Gòn tự ý cho thuê đất này (khi bị tố cáo vi phạm thì công ty này vừa chuyển thành “hợp tác kinh doanh” nhưng thực chất vẫn là cho thuê đất trái phép) đã được UBND quận 10 khẳng định là sai và kiến nghị UBND TP thu hồi đất. Bản thân Công ty cổ phầnGiày Sài Gòn hiện không sản xuất gì tại đây và đang nợ hàng chục tỉđồng tiền thuế, tiền thuê đất, có nguy cơ phá sản… Thế nhưng các cơ quan chức năng vẫn không quyết liệt xử lý nhiều vi phạm liên quan đến công ty này?

Tại Điểm a, Điều 14, Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26.5.2016 của Chính phủ đã quy định rõ: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức xây dựng hoặc thành lập bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm thu phí đường bộ không theo quy hoạch hoặc không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn buộc phải tháo dỡ công trình trái phép, khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Như vậy, những vi phạm liên quan đến bến xe khách lậu tại số 419Lê Hồng Phong là rất rõ ràng và hoàn toàn có đủ cơ sở pháp lý để xử lý. Tuy nhiên, dù các đồng chí lãnh đạo Thành phố đã nhiều lần chỉ đạo xử lý dứt điểm, nhưng đến nay mọi việc vẫn “giậm chân tại chỗ”, khiến nhân dân nghi ngờ có sự “bảo kê” cho vi phạm, làm giảm lòng tin vào kỷ cương phép nước…

Vừa qua, Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã yêu cầu trước mắt phải rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân…; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm", "sân sau". Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, bảo đảm tinh thần thượng tôn pháp luật, bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chân chính…

TP.HCM đang phấn đấu xây dựng “Thành phố có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, trở thành điển hình của cả nước về môi trường đầu tư kinh doanh trong sạch, lành mạnh. Việc “cấp trên chỉ đạo nhiều lần nhưng vẫn không xử lý vi phạm” đã làm ảnh hưởng rất xấu tới hình ảnh của thành phố, gây nghi ngờ trong nhân dân.

Các doanh nghiệp vận tải tại TP.HCM đã kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quan tâm chỉ đạo UBND TP.HCM kiểm tra và giải quyết dứt điểm sự việc nêu trên; đồng thời làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan trong việc chậm xử lý bến xe khách lậu tại 419 Lê Hồng Phong, quận 10 và công khai kết quả giải quyết cho nhân dân được biết.

Cường Lâm - Xuân Duy
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
VPCP đề nghị TP.HCM làm rõ việc chưa xử lý nghiêm tình trạng 'xe dù, bến lậu'