Sau chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, vụ án Lữ Anh Dồi được đem ra xét xử công khai. Ngoài Thái Văn Hùng, kẻ đầu sỏ phía sau cũng phải lộ diện. Từ đây, một âm mưu nham hiểm nhằm vào Lữ Anh Dồi cũng được phơi bày ra ánh sáng.

Bài 4: Những phiên tòa đanh thép đưa 2 kẻ tội đồ ra trước vành móng ngựa

Nguyên Việt | 25/02/2017, 11:59

Sau chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, vụ án Lữ Anh Dồi được đem ra xét xử công khai. Ngoài Thái Văn Hùng, kẻ đầu sỏ phía sau cũng phải lộ diện. Từ đây, một âm mưu nham hiểm nhằm vào Lữ Anh Dồi cũng được phơi bày ra ánh sáng.

Bài 1: Cái chết của Lữ Anh Dồi và những ngày tháng đoạn trường của người vợ trẻ

Bài 2: Ai giết Lữ Anh Dồi?

Bài 3: Kế hoạch tìm gặp Tổng bí thư để kêu oan

Kịch tính những phiên tòa định tội

Ngày 12.8.1988, vụ án Lữ Anh Dồi bị sát hại được Tòa án quân sự Quân khu 9 xét xử sơ thẩm. Phiên tòa được xét xử công khai tại thị xã Cà Mau lúc bấy giờthu hút hàng ngàn người dân theo dõi. Mọi người đều trông đợi 1 bản án công tâm, pháp luật được thực thi để kẻ có tội phải đền tội và người chết oan lấy lại danh dự.

Trước đó, Thái Văn Hùng đã khai nhận hành vi bắn Lữ Anh Dồi là thực hiện theo chỉ đạo của trung tá Nguyễn Ngọc (tức Nguyễn Văn Thụ), Phó ty Công an Minh Hải lúc bấy giờ. “Ông Ngọc có trách nhiệm rất lớn trong cái chết của chồng tôi. Nhưng sau khi chồng tôi chết, ông ấy lên chức rồi đi học ở nước ngoài. Suốt 10 năm, ông ấy vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật”, bà Mai bức xúc nhớ lại.

Theo bản án sơ thẩm, Hùng cho ngoan cố cho rằngLữ Anh Dồi là kẻ phản quốc móc ráp với quân đội chế độ cũđể đưa người vượt biên. Sự việc nàyđã bị người khác phát giác và báo cho ông Ngọc, nên ông Ngọc quyết định cài Hùng vào làm nội gián để phục bắt Lữ Anh Dồi. Xét thấy vai trò của ông Ngọc trong vụ trọng án này, cơ quan công tố đã yêu cầu phía Ty Công an Minh Hải có hồ sơ về cái chết của Lữ Anh Dồi.

Để trót lọt, Ngọc chỉ đạo cho cấp dưới làm hồ sơ khống (báo cáo 005) gọi là “Vụ án chính trị nội bộ” để vu khống cho Lữ Anh Dồi tội phản quốc. Đồng thời Ngọc thêm vào đó những chứng cứ giả để xác nhận có 1 vụ vượt biên mà Lữ Anh Dồi chuẩn bị cho 53 người lên chuyến tàu 3209. Thực chất đây là kế hoạch mà do Ngọc và Hùng đã sắpđặt từ trước để đưa Lữ Anh Dồi vào kịch bản phản quốc.

Trên cơ sở tình tiết và các đánh giá tính chất của vụ án, sự thật đã được tỏbày.Tòa án quân sự Quân khu 9 đã tuyên Nguyễn Ngọc 15 năm tù về tội “Giết người”, 3 năm về tội “Vu khống”; Thái Văn Hùng chung thân về tội “Giết người”. Trước đó, Viện Kiểm sát cùng cấp truy tố Nguyễn Ngọc hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” chứ không phải “Giết người”.

Tuy nhiên, tòa cùng cấp vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Kết thúc phiên tòa không lâu, Nguyễn Ngọc có đơn kháng cáo bảnán sơ thẩm. Sau đó, Viện Kiểm sát quân sự Trung ương cũng có kháng nghị đề nghị đổi tội danh “Giết người” của Nguyễn Ngọc sang tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Báo chí thời điểm đó cũng ghi nhận, trong phiên tòa sơ thẩm này, 2 bị cáo Ngọc và Hùng vẫn quanh co không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hơn ai hết, Ngọc là người trong ngành, là lãnh đạo của ngành công an vũ trang lúc bấy giờ, ông thừa biết khai những gì để có lợi cho bản thân mình. Hơn nữa, sự thăng quan tiến chức của Ngọc sau cái chết của Lữ Anh Dồi, sự trốn tránh gần 1 thập kỷ mà không bị lôi ra trước ánh sáng công lý của Ngọc thể hiện một điều có những “bàn tay vô hình”bao bọcbị cáo này.

Cuộc chiến pháp lý về tội danh của Nguyễn Ngọc vẫn chưa dừng lại ở đó. Tháng 4.1989, Tòa án quân sự Trung ương xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa này, kiểm sát viên giữ quyền công tố đã rút kháng nghị, đồng tình với tội danh “Giết người” của Nguyễn Ngọc.

Bà Mai nhớ lại: “Sau phiên tòa sơ thẩm, không chỉ ông Ngọc mà tôi cũng có đơn kháng cáo. Tôi không đồng tình với mức án của ông Ngọc, tội của ông ấy phải chịu mức án cao hơn”. Kết thúc, tòa tuyên Thái Văn Hùng được giảm án còn 18 năm tù về tội “Giết người”. Nguyễn Ngọc tăng án 20 năm cho tội “Giết người”, 3 năm tội “Vu khống”.

Những tưởng tội danh của Nguyễn Ngọc và Thái Văn Hùng đã rõ, nhưng vụ án vẫn chưa thể kết thúc. Sau phiên tòa sơ thẩm, Viện trưởng Viện Kiểm sáttối cao lúc bấy giờ đã có kháng nghị giám đốc thẩm, cho rằng Nguyễn Ngọc chỉ phạm tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vu khống”.

Ủy ban Thẩm phán TAND tối cao đã bác kháng nghị này, và giữ nguyên bản án phúc thẩm. Sau đó, Viện Kiểm sáttối cao có kháng nghị lần thứ 2 (luật thời điểm đó cho phép) nhưng vẫn bị hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tiếp tục bác kháng nghị.

Vụ án Lữ Anh Dồi về sau được báo Minh Hải in thành tập san và bán rất chạy

Vụ án Lữ Anh Dồi chính thức được khép lại, nhưng hậu quả của nó thì cho đến ngày nay vẫn chưa thể khắc phục. Lữ Anh Dồi đã trong sạch, nhưng danh dự của ông thì bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn ai hết, bà Mai - vợ Lữ Anh Dồi chính là người biết rõ điều đó nhất. Để lấy lại danh dự cho chồng, người phụ nữ này tiếp tục dấn thân vào một cuộc chiến khác.

Hành trình thứ 2 kéo dài 27 năm

“Bao nhiêu năm kiên trì kêu oan cho chồng, lúc đó tôi nghĩ mình đãcó thể ngủ ngon giấc. Trong những bản án tòa tuyên, có kiến nghị giải quyết, phục hồi chế độ cho chồng tôi. Tôi cũng nghĩ rồi mọi việc sẽ tốt đẹp. Có ngờ đâu, từ đó đến nay đã 27 năm, chồng tôi vẫn không có một danh phận nào ngoài bản án đã tuyên không phản bội Tổ quốc”, bà Mai xót xa.

Theo lời bà Mai, sau khi nộp hồ sơ xin côngnhận liệt sĩ cho chồng, đều đặn mỗi năm 1 đến 2 lần, bà đều đến Sở LĐTB&XH tỉnh để hỏi thăm tình hình. Đáp lại những thắc mắc của bà Mai, sở ngành liên quan đều cho rằng vụ việc này phải chờ rất lâu mới có kết quả.

Vài năm sau, bà Mai tiếp tục đi hỏi tình hìnhthì mọi việccó khá hơnkhi nhận được câu trả lời đã gửi hồ sơ về Trung ương. Thấm thoát, bà Mai cũng đã chờ đợi được… 27 năm. Hồ sơ để công nhận 1 chiến sĩ công an như Lữ Anh Dồi là liệt sĩ thực chất cần những gì?

TAND tối cao đã có kiến nghị phục hồi chế độ chính trị và giải quyết chế độ chính sách cho ông Dồi. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng Minh Hải từ năm 1991 cũng đã có giấy báo tử thể hiện Lữ Anh Dồi đã hy sinh và xác nhận trường hợp của ông Dồi là được phân công đi công tác. Hồ sơ của các ngành liên quan đã thể hiện rõ, thế nhưng tấm bằng liệt sĩ của ông Dồi vẫn chưa thể đặt cạnh di ảnh của ông.

Đó là sự nhức nhối của bà Mai và những người thân trong gia đình ông Dồi phải chịu đựng suốt mấy chục năm qua. Bà Mai thiết tha tâm sự: “Tôi mong chồng tôi được công nhận là liệt sĩ không phải vì mong được hưởng chế độ gì từ ông ấy. Điều quan trọng đó chính là cách duy nhất chứng minh sự trong sạch của chồng tôi, cũng là cách để chồng tôi lấy lại danh dự. Tôi chờ đợi bao năm qua, liệu tôi có thể chờ mãi được không? Cha mẹ, anh chị em của anh Dồi đã nhiều người mong có ngày chồng tôi được công nhận liệt sĩ mà cho đến khi nhắm mắt vẫn không thấy được điều đó”.

Sự chờ đợi của bà Maimỏi mòn từ năm này qua năm khác. Cuộc sống của bà cũng diễn ra trầm lặng như mọi ngày. Từ lúc chồng mất, bà Mai vẫn cố sống vì lời thề trước mộ chồng. Lý tưởng của cuộc đời bà chỉ xoay quanh người chồng đã mất. Để khỏi cô đơn lúc về già, bà nhận nuôi 1 đứa cháu - con của người chị ruột và xem như con đẻ. Về công việc, bà Mai vẫn gắn liền với bảng đen, phấn trắng và cống hiến hết tâm huyết của mình vào sự nghiệp giáo dục.

Hiện bà Mai đã nghỉ hưu được vài năm. Chính ở thời gian nghỉ hưu này, những suy nghĩ về người chồng đã khuất lại trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng người phụ nữ này. Mỗi lần ngước nhìn bàn thờ chồng, bà Mai lại đau đáu về danh phận của người đàn ông mang tên Lữ Anh Dồi ấy.

(còn tiếp)

Ngọc Hàm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 4: Những phiên tòa đanh thép đưa 2 kẻ tội đồ ra trước vành móng ngựa