Về việc 3 nhà mạng xin vắng mặt tại phiên tòa, HĐXX cho biết trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX đã triệu tập đại diện của 3 nhà mạng nhưng khi phiên tòa diễn ra, đại diện 3 nhà mạng có đơn xin xét xử vắng mặt và HĐXX nhận thấy các nhà mạng đã có đầy đủ lời khai tại CQĐT.

Vụ đánh bạc nghìn tỉ: Được triệu tập nhưng đại diện các nhà mạng đều vắng mặt

Thu Anh | 17/11/2018, 10:42

Về việc 3 nhà mạng xin vắng mặt tại phiên tòa, HĐXX cho biết trong quyết định đưa vụ án ra xét xử, HĐXX đã triệu tập đại diện của 3 nhà mạng nhưng khi phiên tòa diễn ra, đại diện 3 nhà mạng có đơn xin xét xử vắng mặt và HĐXX nhận thấy các nhà mạng đã có đầy đủ lời khai tại CQĐT.

Trong những ngày làm việc trước đó, luật sư đã đề nghị HĐXX triệu tập đại diện của Bộ Thông tin -Truyền thông (TT-TT); đại diện của 3 nhà mạng: Viettel, Vinaphone và Mobifone.

Sáng 17.11, HĐXX TAND tỉnh Phú Thọ đã trả lời như sau: Trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã có văn bản yêu cầu Bộ TT-TT trả lời một số vấn đề và phía Bộ TT-TT đã có văn bản trả lời gửi cơ quan điều ra và tòa án. Theo đó, đại điện VKS đã cho trình chiếu những công văn trả lời của Bộ TT-TT.

Cụ thể, Bộ TT-TT nêu rõ: Theo quy định tại Thông tư 05/2012/TT-BTTTT ngày 18.5.2012 của Bộ TT-TT thì loại hình game online, trong đó có game bài RickVip/Tip.Club không phải là dịch vụ viễn thông. Game bài này chưa được Bộ TT-TT thẩm định, cấp phép hoạt động. Vì vậy, việc kinh doanh là sai quy định.

Ngoài ra, Bộ TT-TT còn nêu rõ việc “cho phép” sử dụng thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông để thanh toán cho dịch vụ game RickVip/Tip.Club thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ ngành khác như Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước.

Đại diện VKS tiếp tục công bố văn bản của Bộ Công Thương. Theo Bộ Công Thương, khi kinh doanh hàng hóa viễn thông chuyên dùng, thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông, phải xin giấy phép của Bộ TT-TT.

Cảnh phiên tòa xét xử - Ảnh: M.Hùng

Về vấn đề thẻ cào, Ngân hàng Nhà nước (NHNN)cũng có công văn trả lời Cơ quan An ninh điều tra,Công an tỉnh Phú Thọ. Cụ thể, văn bản của NHNN nêu: Thẻ cào viễn thông, thẻ game, NHNN không có chức năng, quyền hạn quản lý. Phía NHNN cũng giải thích thêm, hàng hóa viễn thông chuyên dùng là hàng hóa gắn liền với việc cung cấp dịch vụ viễn thông do doanh nghiệp viễn thông phát hành, bao gồm: thiết bị càogắn số thuê bao, thẻ thanh toán dịch vụ viễn thông.

Ngoài ra, trong văn bản của NHNN có nêu:Theo thông tin NHNN được biết, hiện nayBộ TT-TT đã giao Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử nghiên cứu biện pháp quản lý việc sử dụng thẻ cào điện thoại, thẻ game cho thanh toán điện tử đối với các nội dung số và game online, nhằm mục đích hạn chế dùng thẻ cào thanh toán các dịch vụ không hợp pháp ở Việt Nam. Vì vậy, phía NHNN đề nghị quý cơ quan tham khảo ý kiến của Bộ TT-TT về vấn đề này.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án, HĐXX nhận thấy đã có đầy đủ lời khai của các nhà mạng cũng như đã có những văn bản trả lời của Bộ TT-TT nên HĐXX không triệu tập đại diện của Bộ TT-TT.

Đối với các công ty viễn thông phát hành thẻ cào (nhà mạng), quan điểm của VKS được nêu trong cáo trạng như sau: Tổng số tiền các nhà mạng được hưởng là 1.232.811.815.265 đồng. Trong đó, Viettel là hơn 913 tỉ đồng; Vinaphone là hơn 147 tỉ đồng; MobiFone là hơn 171 tỉ đồng. Đây là số tiền thu lợi không chính đáng đã được chứng minh nguồn gốc tiền là do các đối tượng đánh bạc mà có, nên việc hưởng lợi của các nhà mạng là không có căn cứ.

Theo đó, quan điểm xử lý của VKS đối với hành vi của các nhà mạng như sau: Truy thu tổng số tiền là hơn 372 tỉ đồng (đã khấu trừ tiền thuế GTGT đã nộp, tiền thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp, tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước, tiền chiết khấu bán thẻ cào cho các đại lý).

Như vậy, Tổng công ty Viễn thông quân đội - Viettel bị truy thu hơn 274 tỉ đồng; Tổng công ty Viễn thông MobiFone bịtịch thu hơn 38 tỉ đồng; Tổng công ty Dịch vụ viễn thông,thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam bịtịch thu hơn 60 tỉ đồng.

Nhã Thanh

Chị họ Phan Sào Nam rưng rưng nhận sai phạm nhưng không trách em trai

Vụ đánh bạc nghìn tỉ: VKS tung đoạn chat làm chứng cứ buộc tội bị cáo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ đánh bạc nghìn tỉ: Được triệu tập nhưng đại diện các nhà mạng đều vắng mặt