Các nhà nghiên cứu Đại học Bristol phát hiện bướm và bướm đêm dùng cánh tạo điện tích để hút phấn hoa mà không cần tiếp xúc.
Khoa học - công nghệ

‘Vũ khí bí mật’ của loài bướm

Cẩm Bình 17:04 24/07/2024

Các nhà nghiên cứu Đại học Bristol phát hiện bướm và bướm đêm dùng cánh tạo điện tích để hút phấn hoa mà không cần tiếp xúc.

screenshot-2024-07-24-163703.png
Bướm và bướm đêm dùng cánh tạo điện tích để hút phấn hoa mà không cần tiếp xúc

Giới sinh vật học biết rằng một số loài như ong hay chim ruồi tạo ra được điện tích trong không khí, thậm chí họ còn nghi ngờ chính điện tích giúp chúng cải thiện khả năng lấy phấn. Tuy nhiên, tiến sĩ Sam England (Đại học Bristol) cho biết hiện vẫn chưa rõ các loài thụ phấn quan trọng khác như bướm và bướm đêm có sở hữu “vũ khí” tương tự hay không. Vì vậy ông cùng đồng nghiệp tiến hành nghiên cứu về năng lực tạo điện tích ở bướm và bướm đêm, đồng thời làm rõ mức độ hút phấn từ hoa của điện tích này.

Cuối cùng, nhóm ghi nhận tĩnh điện trong quá trình thụ phấn có thể rất mạnh mẽ và phổ biến, cho phép trao đổi không tiếp xúc giữa thực vật với loài thụ phấn. Mọi thứ đều được tạo thành từ điện tích, proton mang điện tích dương và electron mang điện tích âm, sự mất cân bằng giữa hai điện tích dẫn đến sản sinh tĩnh điện.

Trong nghiên cứu của mình, ông England cùng đồng nghiệp xem xét 269 cá thể bướm và bướm đêm thuộc 11 loài trên khắp 5 châu lục và điều kiện sinh thái. Họ so sánh chúng nhằm tìm hiểu mối tương quan giữa các yếu tố sinh thái với điện tích do chúng tạo ra, qua đó xác định đây có phải đặc điểm tiến hóa hay không.

Nhóm phát hiện bướm và bướm đêm tích tụ nhiều tĩnh điện khi bay đến nỗi chỉ cần đến gần bông hoa thì phấn sẽ bị hút về phía chúng mà không cần tiếp xúc. Nhờ vậy chúng hoàn thành rất tốt công việc thụ phấn.

Một phát hiện nữa là lượng điện tích ở mỗi loài đều khác nhau, tùy thuộc hành vi cùng môi trường sống. Như vậy sự tiến hóa đóng vai trò nhất định ở năng lực tạo điện tích.

Hiểu được cơ chế hút phấn bằng điện tích khai mở tiềm năng phát triển công nghệ giúp cải thiện tỷ lệ thụ phấn một cách nhân tạo. Công nghệ như vậy rất quan trọng trong bối cảnh số lượng loài thụ phấn sụt giảm do biến đổi khí hậu.

Ông England cho biết tiếp theo nghiên cứu sẽ xem xét nhiều loài hơn để tìm hiểu chúng tích tụ bao nhiêu tĩnh điện, cũng như mối tương quan giữa tĩnh điện với hệ sinh thái và lối sống.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Vũ khí bí mật’ của loài bướm