Phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ hôm 22.9 (giờ địa phương), Giáo sư Tiến sĩ Andrew Erickson và học giả Bonnie Glaser đã nêu lên nguy cơ từ lực lượng thứ ba của Trung Quốc trên Biển Đông ngoài tàu hải quân và tàu cảnh sát biển. Đó là tàu của lực lượng dân quân biển.

Vũ khí 'bí mật' của Trung Quốc ở Biển Đông

Ánh Hoàng | 28/09/2016, 15:44

Phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ hôm 22.9 (giờ địa phương), Giáo sư Tiến sĩ Andrew Erickson và học giả Bonnie Glaser đã nêu lên nguy cơ từ lực lượng thứ ba của Trung Quốc trên Biển Đông ngoài tàu hải quân và tàu cảnh sát biển. Đó là tàu của lực lượng dân quân biển.

Dư luận chỉ tập trung vào hoạt động của tàu hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông nhưng không chú ý đến một lực lượng khác đã tồn tại từ nhiều năm qua. Đó là lực lượng dân quân biển. Trang webThe Daily Callerngày 26.9 (giờ địa phương) đã gọi đó là vũ khí "bí mật" của Trung Quốc.

Phát biểu trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ hôm 22.9, Giáo sưTiến sĩ Andrew Erickson ở Trường Chiến tranh hải quân Mỹ giải thíchTrung Quốc đã triển khai ba loại tàu nhằm thể hiện ý đồ ở Biển Đông gồm tàu hải quân “thân xám”, tàu cảnh sát biển “thân trắng”và tàu dân quân biển “thân xanh”.

Thực hiện chiến dịch “xâm chiếm vùng xám”

Lực lượng thứ nhất là tàu hải quân mang tính đe dọa và thể hiện thái độleo thang nên Trung Quốc thường hạn chế triển khai. Lực lượng thứ hai là tàu cảnh sát biển và tàu thực thi pháp luật được Trung Quốc triển khai nhằm mục đích canh gác ở Biển Đông.

Từ năm 2010 đến 2016, các đơn vị tàu cảnh sát biển của Trung Quốc đã liên quan đến 71% trong 45 vụ rắc rối xảy ra ở Biển Đông. trong khi đó, các tàu cảnh sát biển ngày càng có kích thước lớn hơn.

Trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân lực Hạ viện Mỹ hôm 22.9, học giả Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) đã giải thích trong một số trường hợp, tàu hải quân “thân xám” đã được sơn lại màu trắng đểgiả dạng thành tàu cảnh sát biển.

Lực lượng thứ ba của Trung Quốc trên Biển Đông chính là dân quân biển. Đây là lực lượng bán quân sự hoạt động ởtiền tuyến nhưng ẩn náudưới dạng hoạt động dân sự. Lực lượng này được xem như tàu đánh cá nhưng lạikhông hoạt động như thế. Dân quân biển đi tàu “thân xanh” đang thực hiện chiến dịch “xâm chiếm vùng xám”.

Trong buổi điều trần, Giáo sưTiến sĩ Andrew Erickson phát biểu: “Đừng có tưởng lầm, đây là lực lượng do nhà nướcphát triển và kiểm soát cótổ chức, hoạt động theo hệ thống chỉ huy quân sự trực tiếp".

Dân quân biển đi tàu “thân xanh” đang thực hiện chiến dịch “xâm chiếm vùng xám” - Ảnh: Reuters

Nhiều tàu dân quân biển trang bị khác tàu cá

Lực lượng dân quân biển đã và đang dính líu tới nhiều vụ gây rối. Năm 2009, chúng áp sát tàu khảo sát Mỹ năm 2009, phá hoại hai tàu của Việt Nam năm 2011, chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines năm 2012.

Chúngđãtấn công nhiều tàu Việt Nam đến gần giàn khoan của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam năm 2014 và quấy rối tàu khu trục USS Lassen của Mỹ khi tàu thực hiện chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) năm 2015.

Giáo sưTiến sĩ Andrew Erickson nhận định: “Trung Quốc đang tạo ra một làn sóng mới đáng lo ngại,màđầu tiên là phát triển lực lượng dân quân biển”. Ông ghi nhận dân quân biển của cái gọi là “thành phố Tam Sa” được thành lập với nhiệm vụ đầu tiên là hoạt động bán quân sự chuyên nghiệp, sau đó mới đến công việc đánh bắt cá.

Nhiều tàu lớn mới của dân quân biển Trung Quốc triển khai trên Biển Đông còn được gia cố thân tàu và đường ray bên ngoài nhằm giảm thiệt hại trong lúc va chạm và còn được trang bị vòi rồng. Các đặc điểm như vậy không cần thiết cho loại tàu đánh cá thông thường nhưng lại rất cần thiết để đâm các tàu khác và dùng vòi rồng xua đuổi các tàu đánh cá khác rời khỏi khu vực.

Một báo cáo vào năm 1978 đã ước tính lực lượng dân quân biểnTrung Quốc gồm 750.000 người và 140.000 tàu. Hiện nay quy mô của lực lượng này vẫn còn là ẩn số. Sách Trắng quốc phòng năm 2010 của Trung Quốc đã thống kê Trung Quốc có 8 triệu đơn vị dân quân, như vậy số lượng dân quân biển có thể nhỏ hơn con số này.

Trong buổi điều trần, Giáo sưTiến sĩ Andrew Erickson lưu ý các tàu dân quân biển Trung Quốc thường được giao nhiệm vụ nơi tiền tuyến với các tàu hải quân và tàu cảnh sát biển bố trí gần đó để bảo vệ. Trung Quốc dùng các tàu này âm thầm thực hiện quân sự hóa trên biển Đông. Ông lập luận: “Lực lượng này phát triển trong bóng tối nhằm hợp lý hóa mọi chuyện”.

Mỹ cần lật tẩy chân tướngdân quân biển Trung Quốc

Mặc dù hiện nay nhấn mạnh đến chiến lược xoay trục sang châu Á và ngăn chặn hoạt động xâm chiếm lãnh hải của Trung Quốc ở biển Đông, chính phủ Mỹ vẫn chưa có biện pháp xử lý đối với lực lượng dân quân biển Trung Quốc.

Giáo sưTiến sĩ Andrew Erickson giải thích: “Những người có trách nhiệm Mỹ phải lậtmặt nạ bản chất và hoạt động thực sự của lực lượng thứ ba này. Lực lượng dân quân biển Trung Quốc vẫn có thể ung dung nếu chúng ta im lặng và không có hành động gì cả”.

Thật ra dân quân biển Trung Quốc không phải là vũ khí “bí mật” mà đơn giản chỉ là một lực lượng đã hoạt động kín đáo trong thời gian qua.

Dân quân biển của cái gọi là “thành phố Tam Sa” đích thị là lực lượng bán quân sự - Ảnh:THX

Báo China Daily của Trung Quốc đã công khai nhắc đến lực lượng trên đầu năm nay. Hình ảnh trong bài viết chứng tỏ các dân quân biển đang tham gia huấn luyện quân sự với súng có trang bị lưỡi lê nhưng bài viết lại khẳng định: ”Phần lớn dân quân biển là ngư dân địa phương”. Ngoài ra, Đại tá Xu Qingduan còn cho biết lực lượng này đã tham gia nhiều buổi tập trận trên không và trên biển từ năm 2014.

Trong điều trần, Giáo sưTiến sĩ Andrew Erickson đề nghị Mỹ nên thừa nhận dân quân biển Trung Quốc là lực lượng bán quân sự để không áp dụng chính sách bảo vệ các tàu này khi xảy ra xung đột.

Hơn nữa, Mỹ cũng nên kêu gọi lực lượng dân quân biển Trung Quốc công khai trước dư luận và chia sẻ thông tin với các nước có liên quan đến lực lượng này.Ngoài ra, Mỹ cần làm rõ các đơn vị hàng hải liên tục phớt lờ cảnh báo từ các tàu Mỹ sẽ phải bị xử lý như lực lượng dân quân.

Ông Erickson nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải làm rõ rằng chúng ta là một người chơi thông minh trong cuộc đối đầu với Bắc Kinh”.

Học giả Bonnie Glaser giải thích: “Vấn đề là phải có một trật tự dựa trên luật lệ. Nếu các quốc gia không chấp nhận và tôn trọng các nguyên tắc quốc tế, lúc đó hỗn loạn và tình trạng vô chính phủ sẽ xảy ra tại khu vực chúng ta có nhiều lợi ích to lớn… Trung Quốc dường như muốn xóa bỏ trật tự này để tạo ra chuẩn mực riêng của Trung Quốc trong khu vực”.

Ánh Hoàng
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vị thế của một đất nước được thể hiện qua trình độ khoa học công nghệ!
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
"Vị thế của một đất nước được thể hiện thông qua trình độ KH&CN. Việt Nam từ một nước khó khăn đã vươn lên khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vũ khí 'bí mật' của Trung Quốc ở Biển Đông