Theo các kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature, các nhà khảo cổ Mỹ nhận thấy người cổ đại đã sống sót qua vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong vòng 2,5 triệu năm qua “bình tĩnh” hơn nhiều so với nhận định trước đây. Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khủng khiếp không động chạm đến châu Phi và thậm chí không buộc những bộ lạc người cổ đại sống ở Nam châu Phi ra khỏi môi trường sống quen thuộc.

Vụ phun trào núi lửa Toba khủng khiếp nhất không ảnh hưởng đến cuộc sống của người cổ đại

14/03/2018, 15:06

Theo các kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature, các nhà khảo cổ Mỹ nhận thấy người cổ đại đã sống sót qua vụ phun trào núi lửa lớn nhất trong vòng 2,5 triệu năm qua “bình tĩnh” hơn nhiều so với nhận định trước đây. Vụ phun trào siêu núi lửa Toba khủng khiếp không động chạm đến châu Phi và thậm chí không buộc những bộ lạc người cổ đại sống ở Nam châu Phi ra khỏi môi trường sống quen thuộc.

Bờ biển Nam Phi nơi các các nhà khảo cổ tiến hành khai quật để nghiên cứu - Ảnh: Reuters

Trước đây, các nhà khoa học vẫn cho rằng đợt phun trào cách đây gần 74.000 năm của núi lửa Toba ở Indonesia - đợt phun trào núi lửa lớn nhất đã dẫn đến việc giảm số lượng quần thể người xuống còn 2.000 người do lạnh và thiếu ánh sáng Mặt trời. Tuy nhiên, những phát hiện mới cho thấy không phải như vậy. Cho đến tận ngày nay, nhiều nhà cổ sinh vật học và nhà tiến hóa học vẫn tin rằng những vụ phun trào núi lửa mạnh nhất đóng một vai trò quan trọng trong nhiều nạn tuyệt chủng hàng loạt. Ví dụ, cuộc đại tuyệt chủng kỷ Permi, đã giết chết khoảng 96% loài động vật ở đại dương là do sự phun trào macma ở Siberia. Sự phun trào quy mô nhỏ hơn của núi lửa Toba ở Sumatra, theo khẳng định của các nhà cổ sinh vật học, đóng một vai trò quan trọng hơn trong sự tiến hóa của con người. Nó gần như quét sạch loài người khỏi Trái đất khoảng 74.000 năm trước đây, gây "mùa đông núi lửa " và giết chết hàng chục loài cây thực phẩm của người Hominin cổ đại.

Nghiên cứu tỉ mỉ cát từ bờ biển phía Nam của Nam Phi có chứa các hạt cryptofer - hạt thủy tinh núi lửa, nơi chúng được tìm thấy, khẳng định con người cổ đại ở miền Nam và Đông Nam châu Phi vẫn sống cả trong khi núi lửa phun trào lẫn sau đó. Các hiện vật cổ được tìm thấy ở châu Phi chứng tỏ điều đó. Rõ ràng, vụ phun trào núi lửa có ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương nằm ở khoảng cách đủ lớn từ Toba. Nếu hậu quả của các vụ phun trào thực sự mang tính toàn cầu thì các hạt tro, bồ hóng và dấu vết khác của vụ phun trào phải tồn tại trong đá đất và trầm tích được hình thành ở Nam Phi vào thời điểm đó.

Theo các nhà khoa học, những bộ lạc người cổ đại sống ở Nam châu Phí tồn tại được một phần là do điều kiện sống thuận lợi bên bờ biển. Các nhà nghiên cứu cũng có kế hoạch nghiên cứu các bộ lạc cổ đại khác để tìm ra cách họ đối phó với vụ phun trào núi lửa lớn nhất trên Trái đất.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
7 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ phun trào núi lửa Toba khủng khiếp nhất không ảnh hưởng đến cuộc sống của người cổ đại