Theo dõi báo chí, xem phần trả lời của ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) vào sáng 14.8, nhiều tài xế, chủ xe… tỏ ra thất vọng.

Vụ trạm BOT Cai Lậy: Thất vọng về câu trả lời của Tổng cục Đường bộ

Hồ Hùng | 14/08/2017, 14:32

Theo dõi báo chí, xem phần trả lời của ông Nguyễn Mạnh Thắng, Phó Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT) vào sáng 14.8, nhiều tài xế, chủ xe… tỏ ra thất vọng.

Anh Nguyễn Hữu Đ. - ngụ TP.Cần Thơ, cho biết: “Lãnh đạo cơ quan quản lý các trạm thu phí BOT mà ông Thắngkhông biết 14 ngày qua, lưu lượng xe qua lại Trạm thu phí Cai Lậy là bao nhiêuthì sao quản lý? Chẳng lẽ cơ quan quản lý tin vào báo cáo lưu lượng xe… của nhà đầu tư khi lập dự án, để tự cho họ quyết thời hạn thu… mà không hề kiểm tra?”.

Quốc lộ 1 là tuyến đường cũ được đầu tư bằng nguồn bảo trì, tại sao khônglấy từ Quỹ bảo trì đường bộ để làm, mà cho nhà đầu tư làm để lấy cớ chặn ngang quốc lộ thu phí?

Ông Thắng cho rằng, tổng số đường quốc lộcó 24.000 km nhưng Quỹ bảo trì chỉ đáp ứng được 50%. Tuyến đường mà nhà đầu tư tuyến tránh Cai Lậy trải nhựa dài 26,5 km, cần kinh phí hơn 300 tỉ đồng thì không có nguồn bảo trì nào đáp ứng nổi.

Các tài xế bức xúc, đổi tiền lẻ để mua vé khi qua trạm

Về vấn đề này, anh Trần Văn T., ở tỉnh Vĩnh Long, cho rằng: “300 tỉ là lớn lắm sao? Trong khi mỗi xe ít nhất phải đóng phí đường bộ gần 2 triệu đồng/năm, và năm 2016 cả nước thu trên dưới 6.000 tỉ đồng. Và cần nhắc lại, phí bảo trì đường bộ mới bắt đầu thu từ ngày 1.6.2012, thế trước đây không có quỹ này thì không có đồng nào để sửa chữa đường à?”.

Tại buổi làm việc giữa Tổng cục Đường bộ cùng Sở GTVT tỉnh Tiền Giang,tỉnh Tiền Giang cũng kiến nghị Trung ương xem xét miễn vé cho các phương tiện của người dân 4 xã (Phú Nhuận, Mỹ Thạnh Nam, Bình Phú, Phú An) của huyện Cai Lậy; giảm 50% giá vé đối với phương tiện kinh doanh vận tải của chủ phương tiện tại 4 xã trên và các tuyến xe buýt có lộ trình qua trạm. Ông Thắng cho biết, sẽ xem xét giảm phí cho phù hợp.

“Điều chúng tôi cần là trạm này phải trở về đúng vị trí của nó là tuyến tránh Cai Lậy! Bởi giảm, tức là vẫn thu. Và tuyến đường này không chỉ có các xe ở 4 xã trên qua lại mà của nhiều tỉnh, thành miền Tây, sao chỉ giảm cho 4 xã này? Thêm trạm thu phí, giá thành hàng hóa tăng cao, dân gánh chứ ai gánh?”, chị Trần Thu Ng, người Cần Thơ, kinh doanh xe vận tảinói.

Số vé trả phí mà 1 tài xế "thu hoạch" được khi đi từ TP.HCM về Bạc Liêu và quay về

Cụ thể như khu vực An Hữu (huyện Cái Bè, Tiền Giang), là chợ đầu mối lúa gạo của cả nước, phần lớn gạo xuất khẩu đi các nước và tiêu thụ nội địa đều tập trung trước đó về chợ gạo này. Từ khi có Trạm thu phí Cai Lậy, các xe tải chở gạo về TP.HCM, các tỉnh miền Bắc, miền Trung… bình quân phải trả thêm 360.000 đồng/xe/2 chuyến đi - về.

Dĩ nhiên, số tiền ấy sẽ cộng vào giá gạo bán ra và xuất khẩu. Người miền Trung, miền Bắc... nếu mua gạo từ trong Nam đưa ra, cũng sẽ trả thêm tiền cho Trạm thu phí Cai Lậy mà người bán đã cộng vào giá gạo. Và hạt gạo xuất khẩu phải cộng thêm giá thành, mỗi thứ một ít, làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt so với gạo Thái… Dân trong nước cũng khổ, mà nhà xuất khẩu cũng mệt mỏi.

Như Một Thế Giới đã thông tin, đã xảy ra nhiều vụ kẹt xe tại Trạm thu phí của dự án… chống kẹt xe Cai Lậy này.Ngày ùn tắc giao thông đầu tiên là 9.8 - sau 9 ngày bắt đầu thu phí, có 14 ô tô chạy chậm từ hướng Mỹ Thuận về Trung Lương, tạo thành đoàn nối đuôi vào trạm để phản đối giá vé và vị trí đặt trạm. Sau đóùn tắc khá dài, và trạm phải xả cửa cho một số xe qua để giảm kẹt xe.

Và chiều tối 13.8, nhiều xe lại sử dụng tiền lẻ tiếp tục qua trạmđã gây ùn tắc giao thông kéo dài 3 km trên quốc lộ 1 và đường tránh thị xã Cai Lậy. Trước tình hình này, Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang phải xả trạm 2 lần, đến 0h ngày 14.8 mới “dám” bán vé trở lại.

Trạm thu phí Cai Lậy

“Tại sao công ty này thành lập vào tháng 4.2014, trong khi công trình khởi công vào tháng 2.2014? Và công ty này có vốn đối ứng để thi công không hay 100% là vốn đi vay ngân hàng? Đủ điều kiện đáp ứng các quy định về nhà đầu tư BOT không? Tôi đề nghị thanh tra dự án này, làm rõ xem có ai “bảo kê” mà họ làm vậy không”, anh Nguyễn Hữu H., bức xúc.

Thông thườngkhi đầu tư và lập Trạm thu phí BOT sẽcó con đường khác để tài xế lựa chọn: đi đường tốt trả phí hoặc đi đường nhỏ, xấu... Nhưng ở Trạm thu phí Cai Lậy, khi một số xe đi đường liên huyện để tránh trạm phí thì lãnh đạo trạm phản ứng rất dữ, đòi kiến nghị tỉnh cho lập thêm trạm thu ở đường... liên huyện, để tận thu.

Và không riêng cánh tài xế phản ứng trạm thu phí và Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang, mà ngay Sở GTVT Tiền Giang và các địa phương có liên quan cũng đang phản ứng với công ty này.

Theo thông tin từ Sở GTVT Tiền Giang, hiện nay Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang còn nợ 3 con đường chưa xây dựng lại ở thị xã Cai Lậy, khiến người dân và chính quyền địa phương rất bức xúc.

3 con đường này trước đây Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 hỏi “mượn” địa phương để vận chuyển vật tư thi công tuyến tránh thị xã Cai Lậy, giờhư hỏng rất nặng. Nhưng đến nay Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang vẫn “làm thinh” dù chính quyền địa phương và Sở GTVT Tiền Giang nhiều lần gửi công văn yêu cầu công ty này phải giải quyết dứt điểm.

Thanh Hồ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vụ trạm BOT Cai Lậy: Thất vọng về câu trả lời của Tổng cục Đường bộ