Những ngày qua, nhiều thông tin trên báo chí phản ánh về đường Trần Văn Giàu mới được đưa vào sử dụng không lâu thì bị hư hỏng. Để giải thích cho sự việc này, nhiều bài viết đã đưa tin dựa trên phát ngôn của GĐ Sở GTVT TP.HCM là “đường hỏng do không có xe lưu thông”. Cảm thấy lý do này chưa đủ thuyết phục nên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về vụ việc.

Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, không đồng bộ khi thi công

Ngọc Thạnh | 09/12/2017, 14:56

Những ngày qua, nhiều thông tin trên báo chí phản ánh về đường Trần Văn Giàu mới được đưa vào sử dụng không lâu thì bị hư hỏng. Để giải thích cho sự việc này, nhiều bài viết đã đưa tin dựa trên phát ngôn của GĐ Sở GTVT TP.HCM là “đường hỏng do không có xe lưu thông”. Cảm thấy lý do này chưa đủ thuyết phục nên chúng tôi tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về vụ việc.

Đoạn đường được cho là hư hỏng do thiếu xe lưu thông - Ảnh: Chụp trên Google Maps

Thiếu điều kiệnđồng bộ trong việc thực hiện dự án đường Trần Văn Giàu

Đường Trần Văn Giàu bao gồm 2 dự án là tỉnh lộ 10 và 10B. Trong đó đường tỉnh lộ 10B bắt đầu từ đường Tên Lửa (quận Bình Tân) nối với tỉnh Lộ 10 tạo thành một trục giao thông chính nối trung tâm TP.HCM với tỉnh Long An và các tỉnh miền Tây Nam bộ.

Cụ thể, tuyến đường Trần Văn Giàu cóđiểm đầu từ đường Nguyễn Cửu Phú và điểm cuối là đoạn vòng xoay giáp tỉnh lộ 10 (Km 0+273.33)bị chia làm cácphần như sau:

Đoạn từ đường Nguyễn Văn Cự (Km 2+160) đến mố B cầu Tân Tạo dài 952m, rộng 22m, khởi công ngày 8.2.2012, hoàn thành vào tháng 2.2013; Đoạn từ đường Võ Trần Chí (Km 2+553) đến đường Nguyễn Văn Cự (Km 2+160) dài 559m, rộng 22m, khởi công ngày 9.7.2012, hoàn thành ngày 2.7.2014; Đoạn từ đường Nguyễn Cửu Phú đến đường Võ Trần Chí dài 393, rộng 22m; chiều dài dải phân cách 393m, rộng 13,5m, khởi công ngày 29.1.2013, hoàn thànhtháng 7.2015; Cầu Tân Tạo dài 40m, ĐVC dài 95,56m, rộng 22m được khởi công xây dựng ngày 27.2.2013, hoàn thành ngày 19.12.2015; Đoạn từ Km 0+273.33 đến cầu Tân Tạo dài 240,11m, rộng 22m, khởi công ngày 10.8.2013, hoàn thành ngày 19.12.2015 và tuyến đường Trần Văn Giàu chính thức thông xe vào ngày này.

Như trên ta thấy, các đoạn đường không được thi công và hoàn thànhcùng lúc mà bị cách nhau những khoảng thời gian rất đáng kể. Riêng cầu Tân Tạo là phần được hoàn thành sau nhất, trong khi các đoạn đường liền kề thì đã hoàn thành từ trước đó. Điều này có thể hiểu, khi cầu Tân Tạo chưa hoàn thành thìcác xe có trọng tải cũng không thể lưu thông qua đoạn đườngnày và khi thi công đường Trần Văn Giàu hoàn toàn không đồng nhất.

Đoạn hư hỏng, sụt lún nhiều nhất phải nóiđến là đoạn từ đường Nguyễn Văn Cự đến mố B cầu Tân Tạo. Đoạn này được hoàn thành từ tháng 2.2013, cầu Tân Tạo hoàn thành vào tháng 12.2015. Thời gian đoạn đường không được lưu thông kéo dài đến hơn 2 năm. Đoạn từ đường Võ Trần Chí đến đường Nguyễn Văn Cự cũng tương tự, được hoàn thành từ tháng 7.2014 trước khi cầu Tân Tạo hoàn thành và thông xe toàn tuyến đến hơn 1 năm.

Mặt đường cầu Tân Tạo và đoạn gần vòng xoayđược lưu thông ngay sau khi hoàn thành không bị hư hỏng như đoạn giáp nối với đường Nguyễn Văn Cự - Ảnh: Ngọc Thạnh

Theo kế hoạch trước đây, đường Trần Văn Giàu lẽ ra phải hoàn thành vào năm 2010, nhưng do vướng giải phóng mặt bằng khiến cho việc thi công chậm chạp, nên mới có đoạn thì được thi công trước đoạn thi công sau, dẫn đến việc thiếu sự thống nhất, đồng bộ trong việc thi công toàn tuyến đường và thời gian nghiệm thu cũng cách nhau khá lâu.

Vì sao mặt đường hỏng khi thiếu xe lưu thông?

Trao đổi với cơ quan báo chí, TS Nguyễn Xuân Thủy, nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông vận tải, chuyên gia có hơn 40 năm nghiên cứu về giao thông cho biết: "Tôi đồng nhất ở chỗ là nếu con đường làm rồi, đúng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn mà không có phương tiện đi qua hàng năm thì có thể giảm chất lượng. Bởi, khi làm đường xong thì phương tiện đi qua chính là yếu tố tạo ra xung lực nén xuống, đồng thời, tạo ra độ bền cho đường”.

Trao đổi với ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở Giao thông TP.HCM thì ông cho biết, đường Trần Văn Giàu là một trong những đường được xây dựng trên nền đất yếu và thiết kế này khác với cách đã và đang sử dụng hiện nay. Đối với các công trình này, nhà đầu tư sẽ phải xử lý nền đất yếu một lần để sau này không chịu lún nữa. Đường Trần Văn Giàu được thiết kế để kết nối với cầu nhưng do giải phóng mặt bằng chậm nên đoạn đường này không được lưu thông. Đường không lưu thông, nhựa không nổi lên dẫn đến hỏng đường.

Một dự án đường nếu được đồng bộ trong quá trình thi công và xuyên suốt thì chất lượng công trình sẽ được đảm bảo hơn rất nhiều. Còn trong quá trình thì công đường Trần Văn Giàu, thực tế đã bị vướng mắc rất lớn trong việc giải phóng mặt bằng để làm đường, dẫn đến khó khăn trong việc thi công liền mạch. Do vậy, sự cần thiết trong giải phóng mặt bằng để xây dựng, khai thác đồng bộ công trình giao thông, nhằm phát huy hiệu quả và đảm bảo chất lượng công trình là một việc hết sức quan trọng, ông Cường nói.

Đoạn đường Trần Văn Giàu hướng từ đường Võ Trần Chí về Nguyễn Cửu Phú chưa thấy hư hỏng, sụt lún nặng gây ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện - Ảnh: Ngọc Thạnh

Thực tế, đoạn từ Võ Trần Chí đến giáp mố B cầu Tân Tạo này hoàn toàn xe không thể đi qua khi chưa có cầu. Vì chẳng ai đi vào đoạn đường này khi biết rằng nó là ngõcụt. Theo ý kiến của TS Nguyễn Xuân Thủy thì, đoạn đường này bị thiếu yếu tố tạo ra xung lực nén xuống mặt đường khi không có xe lưu thông nhiều dẫn đến giảm chất lượng và giảm độ bền cho đường cũng là một điều có thể chấp nhận được. Có thể hiểu, đây là một ý kiến tổng quát cho một công trình đường bộ và chưa tính đến đoạn đường Trần Văn Giàu được thi công trên nền đất yếu.

Đoạn đường Trần Văn Giàu hướng từ đường Nguyễn Cửu Phú về Võ Trần Chí cũng tương tự như phần đường ngược lại, chưa thấy hư hỏng mặt đường - Ảnh: Ngọc Thạnh

Riêng đoạn từ đường Nguyễn Cửu Phú đến đường Võ Trần Chí hoàn thành vào tháng 7.2015, hai tháng sau thì toàn tuyến đường được thông xe cũng không có hư hỏng, sụt lúnnhư đoàn tiếp giáp mố B cầu Tân Tạo. Đoạn này thì lại tiếp giáp với đường Võ Trần Chí, các phương tiện có thể lưu thông liên tục tại đoạn này, nên yếu tố xung lực được tạo ra bởi phương tiện lưu thông được đáp ứng, dẫn đến chất lượng mặt đường được đảm bảo hơn các đoạn còn lại cũng là một điều chấp nhận được.

Trích lục dự án đường Trần Văn Giàu doKhu QLGTĐT số1 cung cấp.

Làm việc vớiKhu Quản lý Giao thông đô thị số1 thì được biết, trong quá trình khảo sát, thi công đường Trần Văn Giàu, Sở Giao thông vận tải cũng đã tính toán được sự việc này. Chính vì vậy, dự án sửa chữa đường Trần Văn Giàu để giải quyết vấn đề hư hỏng, sụt lún mặt đường và để đảm bảo chất lượng cũng như độ bền của tuyến đường nhằm mang lại an toàn trong việc lưu thông cũng đã được đề xuấtvàduyệt. Dự kiến hoàn thành vào trước Tết Nguyên đán 2018.

Dự án “Sửa chữa đường Trần Văn Giàu từ đường Võ Trần Chí đến cầu Tân Tạo” được sở GTVT duyệt BCKTKT tại Quyết định số 4796/QĐ-SGTVT ngày 27.9.2017.

- Chiều dài: 1.172,13m.

- Mặt cắt ngang theo hiện trạng, trung bình 10,5m.

- Đấu thầu xây lắp và ký hợp đồng thi công cuối tháng 12.2017.

- Dự kiến khởi công ngày 30.12.2017 và hoàn thành trước Tết Nguyên đán 2018.

Ngọc Thạnh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
31 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, không đồng bộ khi thi công