Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 sẽ tăng nhẹ so với tháng 9 do một số sức ép đến từ các mặt hàng như: xăng dầu, học phí, dịch vụ chữa bệnh...

Xăng dầu, học phí... gây sức ép lên chỉ số CPI tháng 10

tuyetnhung | 14/10/2016, 05:11

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 sẽ tăng nhẹ so với tháng 9 do một số sức ép đến từ các mặt hàng như: xăng dầu, học phí, dịch vụ chữa bệnh...

Cục Quản lý giá cho biết, nhữngyếu tố sẽtác động, gây sức ép lênmặt bằng chỉ số giá tiêu dùngtháng 10 gồm: tác động của đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu ngày 20.9 và 5.10 vừa qua sẽ được tính vào kỳ tính chỉ số giá tháng 10.2016 cũng như xu hướng tăng của giá xăng dầu trong thời gian tới; tác động theo độ trễ của việc tăng giá học phí năm học 2016 - 2017 trong tháng 9 của đa số các địa phương; khả năng tăng giá dịch vụ khám bệnh chữa bệnh;điều chỉnh giá học phí của 10 tỉnh, thành phố còn lại theo lộ trình trong tháng 10.

Ngoài ra, chỉ số giá tiêu dùng tháng này sẽ còn chịu tác động từ giá hàng may mặc, giày dép... có thể tăng tại các tỉnh miền Bắc do thời tiết chuyển mùa se lạnh.

Từ đó, trong những tháng cuối năm, Cục này dự báo sẽ có nhiều yếu tố có thể tác động mạnh đến chỉ số CPI như những vấn đề về chính trị và nhu cầu thực tế tại nhiều nước trên thế giới sẽ tiếp tục tác động đến giá dầu mỏ, khí đốt và ảnh hưởng đến giá các mặt hàng nguyên vật liệu khác, từ đó tác động đến giá hàng hóa trong nước qua kênh nhập khẩu.

Bên cạnh đó, thời điểm nàyđang dần vào dịp cuối năm, các vụ chính của sản xuất nông nghiệp, nhu cầu hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng cũng sẽ tăng... Ngoài ra, sức ép từ việc cân đối ngân sách, việc tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ công (gồm y tế và giáo dục) theo lộ trình thị trường, chính sách điều hành tỷ giá và mặt bằng lãi suất trong thời gian tới sẽ là những nhân tố đáng quan tâm.

Trong tháng 9 vừa qua, chỉ số CPI của cả nước đã tăng 0,54% so với tháng 8. Cụ thể, tăng ở 10/11 nhóm với mức tăng như sau: giáo dục tăng 7,19%; giao thông tăng 0,55%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,18%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,11%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,09%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,09%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,04%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,07%.

Tính chung 9 tháng đầu năm, CPI đã tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng tương đối thấp so với các năm trở lại đây kể từ năm 2010-2016 (trừ năm 2015); bình quân mỗi tháng CPI chỉ tăng 0,34%.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Giá xăng dầu giảm đồng loạt, về mức 20.520 đồng/lít
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (21.11) được điều chỉnh giảm lần thứ 2 liên tiếp. Trong đó, giá xăng RON95 giảm về mức 20.520 đồng/lít.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xăng dầu, học phí... gây sức ép lên chỉ số CPI tháng 10