Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, xét trong bối cảnh nợ xấu của Việt Nam hiện nay, việc chuyển nợ xấu thành cổ phần của doanh nghiệp là không hiệu quả. Theo TS Hiếu, cách xử lý hiệu quả nhất chính là dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Và phải hiểu đúng việc dùng ngân sách xử lý nợ xấu là làm thế nào.

TS Nguyễn Trí Hiếu: Đổi nợ xấu thành cổ phần là biện pháp không hiệu quả!

tuyetnhung | 13/10/2016, 14:13

Chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, xét trong bối cảnh nợ xấu của Việt Nam hiện nay, việc chuyển nợ xấu thành cổ phần của doanh nghiệp là không hiệu quả. Theo TS Hiếu, cách xử lý hiệu quả nhất chính là dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Và phải hiểu đúng việc dùng ngân sách xử lý nợ xấu là làm thế nào.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra lấy ý kiến Dự thảo hướng dẫn việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng. Trong Dự thảo nàycó đề cập tới việc hoán đổi nợ xấu thành cổ phần của các doanh nghiệp. Đây là vấn đề đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giới tài chính cũng như dư luận.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã cócuộc trao đổi với chuyên gia tài chính -TSNguyễn Trí Hiếu.

Trong Dự thảo hướng dẫn việc góp vốn, mua cổ phần của các tổ chức tín dụng vừa được NHNN đưa ra lấy ý kiến có đề cập tới việc hoán đổi nợ xấu thành cổ phần của các doanh nghiệp. Ông có thể giải thích rõ hơn về cách xử lý này?

TS Nguyễn Trí Hiếu:Hoán đổi nợ xấu thành cổ phần của doanh nghiệp là một trong những giải pháp xử lý nợ xấu mà đâu đó trên thế giới đã sử dụng khi một món nợ trở thành nợ xấu, trong đókhả năng ngân hàng thu hồi được món nợ này là rất khó. Thay vì ngân hàng giữ nguyên số nợ đó trên sổ sách thì họ có thể đồng ý với người đi vay là chuyển đổi món nợ đó trở thành vốn đầu tư. Đây được xem là một trong những biện pháp xử lý nợ xấu.

Xét trong bối cảnh xử lý nợ xấu đang gặp nhiều khó khăn thì việc hoán đổi nợ thành cổ phần của doanh nghiệp, theo ông có hợp lý khôngvà vì sao?

Theo kinh nghiệm của tôi, cách xử lý này không hiệu quả. Bởi vì, thứ nhất, những món nợ đã trở thành xấu rồi thì khi chuyển sang cổ phần các ngân hàng sẽ phải đổ thêm tiền vào doanh nghiệp để giữ cho doanh nghiệp đó sống.Trên thực tế đồng tiền mới không thể cứu được đồng tiền cũ. Cả đồng tiền mới và đồng tiền cũ rồi cũng đi đến thất bại.

Thứ hai là, khi ngân hàng đổi nợ xấu thành cổ phần nghĩa là ngân hàng đó sẽ trở thành cổ đông của một doanh nghiệp. Bất cập ở đây chính là ngân hàng không phải là những người chuyên nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau nên sẽ không có chuyên môn quản lý nhiều ngành nghề mà không thuộc phạm vi tài chính. Chính vì thế, việc chuyển nợ xấu trở thành vốn có sẽ thất bại, nó chỉ làm trì hoãn cái việc thất bại của người đi vay mà thôi, không giúp gì nhiều cho vấn đề xử lý nợ xấu.

Với tình hình nợ xấu của nước ta hiện nay, theo ông cách xử lý nào sẽ phù hợp nhất?

Cách duy nhất để xử lý nợ xấu hiện nay ở Việt Nam là dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Vấn đề này đã gây nên những ý kiến trái chiều, nhưng chúng ta phải hiểu cho đúng thế nào là dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Chính phủ dùng ngân sách để xử lý nợ xấu thì không có nghĩa là chính phủ trả nợ thay cho các doanh nghiệp đã mắc nợ xấu.

Tôi ví dụ, một doanh nghiệp A vay ngân hàng B 100 tỉ đồng. Doanh nghiệp A không có khả năng trả nợ cho ngân hàng B thì số nợ đó sẽ trở thành nợ xấu. Bây giờ chính phủ dùng một số tiền để mua số nợ đó từ ngân hàng B và có thể bán cho một cơ quan C hoặc giữ lại số nợ và bù một khoản tiền giúp doanh nghiệp có khả năng phục hồi.

Nhưng người đi vay A nợ 100 tỉ của ngân hàng B thì cũng vẫn nợ 100 tỉ đối với cơ quan C. Không có ai trả nợ thay cho doanh nghiệp A cả, chính phủ không trả nợ thay mà chính phủ chỉ mua nợ đó từ ngân hàng B rồi chính phủ có thể thấy doanh nghiệp này có khả năng hồi phục thì cho vay thêm tiền hoặc là bán số nợ đó cho một đối tượng C.

Nên không có việc chính phủ sử dụng tiền ngân sách để trả nợ thay cho ai cả. Rất nhiều người nhầm lẫn về việc chính phủ dùng tiền ngân sách để trả nợ thay cho doanh nghiệp A. Doanh nghiệp A nợ 100 tỉ thì sau khi chính phủ mua nợ này, doanh nghiệp vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ. Đây là chính phủ khoan nhượng bằng cách tái cơ cấu để trả nợ cho doanh nghiệp A. Còn theo nguyên tắc thì cácdoanh nghiệp này vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ.

Một điểm quan trọng nữa là khi ngân hàng B bán nợ cho chính phủ thì họ không thể bán với giá 100% giá trị trên sổ sách của món nợ đó. Với món nợ này, ngân hàng sẽ có một cuộc thương thảo với chính phủ và đi đếnkết luận là có mua lại số nợ này với giá 100 tỉ hay không. Nhiều khi chính phủ thấy là món nợ này tệ và họ có thể chiết khấu tới 50% thìlúc đó chỉ mua lại với giá trị 50 tỉ thôi. Điều đó có thể hiểu làchính phủ không phải mua giá trị sổ sách của những món nợ đó mà sẽ đi đến một tỷ lệ chiết khấu hợp lý. Cũng có những món nợ tệ đến nỗi phải chiết khấu đến 80-90%.

Tóm lại chính phủ chỉ mua lại món nợ này bằng giá trị thị trường, tức là mức giá sau khi nhận được chiết khấu. Xử lý nợ xấu bằng ngân sách là trường hợp mà Hoa Lỳ đã làm. Họ thậm chí còn bỏ ra rất nhiều tỉ USD để xử lý nợ xấu cho các ngân hàng. Cuối cùng, chính phủ không những thu lại được tất cả số nợ đó mà còn lãi nữa.

Ngân hàng thì sạch nợ xấu, chính phủ thì có thêm tài sản và bán cho các nhà đầu tư để thu hồi vốn. Đó là kết quả mong muốn của bất kỳ quốc gia nào.

Xin cảm ơn ông!

Tuyết Nhung (thực hiện)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở trên các tuyến đê bờ sông Bùi
6 phút trước Sự kiện
TP.Hà Nội vừa công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê, sạt lở bờ sông Bùi tại huyện Chương Mỹ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TS Nguyễn Trí Hiếu: Đổi nợ xấu thành cổ phần là biện pháp không hiệu quả!