Cuộc sống luôn là một sự đổi thay. Nếu so với nhiều thập niên trước, quan niệm sống và nhịp sống ngày nay đã khác đi rất nhiều. Có những thứ trong xã hội cũ không còn phù hợp với ngày nay, nhưng cũng có nhiều giá trị xưa không còn nguyên vẹn đã tạo nên sự tiếc nuối cho nhiều người các thế hệ.
Văn hóa

Xem 'Tóc mai sợi vắn sợi dài' để hoài niệm về tình người thế hệ xưa

Tam Anh 26/01/2025 15:26

Cuộc sống luôn là một sự đổi thay. Nếu so với nhiều thập niên trước, quan niệm sống và nhịp sống ngày nay đã khác đi rất nhiều. Có những thứ trong xã hội cũ không còn phù hợp với ngày nay, nhưng cũng có nhiều giá trị xưa không còn nguyên vẹn đã tạo nên sự tiếc nuối cho nhiều người các thế hệ.

Vở kịch Tóc mai sợi vắn sợi dài (tác giả: Nguyễn Thị Minh Ngọc – Hoàng Thái Thanh, đạo diễn NSƯT Thành Hội) là một hoài niệm đẹp về giá trị cũ nhưng cũng đầy tính cách tân trong tư tưởng.

Cảm tác đầy sáng tạo

Thời gian gần đây, sân khấu và điện ảnh Việt đã bắt đầu xuất hiện khuynh hướng cảm tác hay phóng tác. Vì là cảm tác hay phóng tác nên trong nhiều trường hợp, kịch bản mới hầu như khác xa tư tưởng nghệ thuật và thông điệp chính của tác phẩm "vang bóng một thời" trước đây. Điều này xuất phát từ nhận thức của tác giả. Sau khi thấm hết ý nghĩa của tác phẩm cũ, họ nhận ra rằng có quá nhiều thứ không công bằng cho nhân vật trong câu chuyện, hoặc là không còn phù hợp với thực tế cuộc sống đương đại, nên đã viết lên những tình huống mới để giải oan hay giải phóng cho những quan niệm xưa cũ quá khắc nghiệt. Tóc mai sợi vắn sợi dài là một trường hợp điển hình.

image0-1.jpeg
Một cảnh trong 'Tóc mai sợi vắn sợi dài'

Câu chuyện tình yêu của Vũ Văn Trọng (Đoàn Minh Tài) và Loan (Kỳ Thảo vào vai) gợi nhớ tình huống kịch chàng trai và cô gái là một cặp "thanh mai trúc mã". Nàng chịu thương, chịu khó cực khổ nuôi chàng ăn học để mong ước ngày chàng thành tài, chàng sẽ quay về ngôi làng mà hai người lớn lên, cưới nàng làm vợ. Buồn thay, vì hoàn cảnh trớ trêu mà chàng đã phụ nàng đi lấy vợ giàu sang, để lại cho nàng nỗi đau thấu tận trời xanh. Câu chuyện ấy khiến cho khán giả bao thế hệ não lòng, xót thương cho thân phận thiệt thòi của người phụ nữ trong xã hội vẫn còn dư âm của hệ tư tưởng phong kiến.

Vũ Văn Trọng (Đoàn Minh Tài) vốn dĩ là một người có tham vọng thăng tiến, muốn bước ra khỏi lũy tre làng để tung hoành ngang dọc ngoài kia. Sau khi đỗ bằng thành chung, Trọng đã lọt vào mắt xanh của ông Phủ Nhơn (NSƯT Thành Hội) và bà phủ Nhơn (Ngọc Duyên). Đôi vợ chồng quyền lực này muốn Trọng trở thành rể trong nhà, là chồng của Thúy, cô con gái họ (Hoàng Vân Anh thủ vai).

Nếu như trong tiểu thuyết Tắt lửa lòng của Nguyễn Công Hoan, hay trong tuồng cải lương kinh điển Chuyện tình Lan và Điệp (tác giả Quế Chi chuyển thể từ tiểu thuyết Tắt lửa lòng, đạo diễn Loan Thảo – Hoàng Việt) cô con gái nhà giàu này sẽ vồ vập chàng thư sinh, thì Thúy trong Tóc mai sợi vắng sợi dài đã không hành động như thế. Cô đã nói thẳng với Trọng rằng đó là cái bẫy mà cha mẹ cô giăng ra, và cô ta không hề yêu anh ta chút nào. Tình huống mới này rất thú vị làm nền cho diễn biến tâm lý của Thúy ở phần sau.

Về nhân vật người vợ hứa hôn của chàng trai, nếu trong câu chuyện gốc, nàng đã quá đau khổ vì tình phụ nên đã xuống tóc đi tu thì ở trong kịch bản mới, tác giả đã tạo tình huống cô ấy chấp nhận cho chồng hứa hôn “sống tạm” với cô gái con nhà giàu. Để rồi từ đây, có những biến cố khác xảy đến với cuộc đời của Loan.

Nhìn chung, cảm tác hay phóng tác là thể loại rất cần thiết cho nghệ thuật. Nó phản ánh nhận thức của con người ở thế hệ mới. Có thể một tác phẩm nào đó đã trở thành kinh điển, nhưng theo thời gian giá trị tư tưởng nghệ thuật ấy sẽ bị phai mờ, vì tâm lý thưởng thức của khán giả thế hệ sau khó chấp nhận những gì quá xa lạ với thời họ đang sống. Từ đây, có thể nói, cái hay của Tóc mai sợi vắn sợi dài là nét mới mẻ trong cái nền cốt truyện xưa cũ quen thuộc.

Giá trị cần trân trọng

NSƯT Thành Hội và nghệ sĩ Ái Như xem nghệ thuật là đạo. Khi đã xem là đạo thì vở diễn phải chỉnh chu, không có sự cẩu thả mà chỉnh chu, đẹp từ nội dung đến hình thức. Nếu như ở phần trên có nói về sự loại bỏ những thứ không còn phù hợp thì vở kịch lại đề cập đến những giá trị cần gìn giữ. Ông giáo Thân (Nguyễn Long) dù dạy quốc ngữ latinh nhưng sống mực thước. Lẽ sống của ông bám vào 5 chữ: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Bà giáo Lài (Ái Như) thì thủy chung, trọng nghĩa khinh tài. Họ không chấp nhận đồng tiền bất nghĩa, dù hoàn cảnh khó khăn. Họ đã hứa hôn cho con cái ngay từ khi chúng chưa biết tình yêu lứa đôi là gì và triệt để muốn con phải giữ hôn ước như là một tiêu chuẩn đạo đức. Xen vào chuyện tình yêu lứa đôi của con cái rõ ràng đã không phù hợp với cuộc sống ngày nay khi mà thế hệ trẻ tự quyết định gần như mọi thứ cuộc đời mình, nhưng tinh thần gìn giữ chữ tín của người xưa là thứ mà người ngày nay cần phải suy ngẫm.

image2-1.jpeg
Nghệ sĩ Ái Như

Đạo diễn NSƯT Thành Hội đã dựng bàn thờ trong không gian nhà bà giáo Lài. Vào không khí ngày tết, nhìn thấy cái bàn thờ cửu huyền sạch sẽ ngắn nắp với nén hương tỏa khói cho ta một cảm xúc ấm áp. Đó là hình ảnh đầu tiên gợi nhắc lại nét văn hóa, phong tục truyền thống Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung. Ở đó, bà giáo Lài mỗi khi thắp nhang lên bàn thờ thì khoác vào người cái áo dài, mỗi khi đi ra khỏi cái mái nhà lá cũ nghèo, thì vẫn rất trang nhã trong chiếc áo dài. Tương tự, cô Loan dù nhà rất nghèo. Cô rơi vô cảnh đói khát lúc chăm cha trong bệnh viện vẫn nhu mì trong tà áo dài Việt chân phương. Nhân vật Vũ Văn Trọng rất đẹp và văn minh trong bộ áo dài trắng.

Lời ăn tiếng nói của các nhân vật chậm rãi, lễ độ, giữ khuôn phép, đưa người xem về lại cái thời mà người Việt đặt lên cao nhất năm chữ “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Sống không hại người, giữ trọn nghĩa tình, giữ lời hẹn ước, giữ gìn phong tục tập quán, và phải có cái trí phân biệt đâu là kẻ ác, người gian. Những điều kể trên hầu như ít được thấy trong cuộc sống hiện đại vội vã, khi mà con người ta chạy theo nhu cầu vật chất.

Vở diễn là sự gợi nhớ để người ngày nay biết rằng cái tính cách người Việt Nam ở một thời trong quá khứ có nhiều sự khác biệt so với ngày hôm nay.

Xét về diễn xuất, hầu như mỗi diễn viên đều hóa thân một cách sinh động nhất vào nhân vật của mình. Lần này, diễn viên trẻ Kỳ Thảo tạo nên dấu ấn đậm nét hơn nhờ nhập vai rất tốt vào tính cách của người con gái chân quê, hiền lành, trong sáng của những năm đầu thế kỷ 20. Có những đoạn diễn của Kỳ Thảo và người thầy Ái Như hòa quyện đến mức người xem tưởng rằng đó chính là số phận cuộc đời thật. Hoàng Vân Anh lột tả được cái phong cách mạnh mẽ bên ngoài của cô gái Tây học, cái yếu đuối của một nạn nhân bị lạm dụng tình dục, và cái khát khao được yêu thương. Thế Hải rất chững chạc và giàu xúc cảm trong vai bác sĩ tuổi ngoài 30. Đoàn Minh Tài và Ngọc Duyên ngày càng chín mùi trong diễn xuất.

Nghệ sĩ Ái Như và Thành Hội có lẽ không cần nói thêm về tài năng diễn xuất. Họ chính là dàn bao cứng để câu chuyện có nhiều thắt mở về cảm xúc.

Bài liên quan
Cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch với viện phí 0 đồng
Ngày 22.1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết các bác sĩ Khoa Tim mạch can thiệp vừa cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim nguy kịch. Đặc biệt toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân được hỗ trợ bởi Quỹ hỗ trợ bệnh nhân với chương trình "Chia sẻ yêu thương" và sự chung tay của các y bác sĩ, cùng Phòng Công tác xã hội của bệnh viện.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường ngày tết
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xem 'Tóc mai sợi vắn sợi dài' để hoài niệm về tình người thế hệ xưa