Liên quan đến hành vi xảy ra rạng sáng 9.1.2020, bị cáo Lê Đình Công không nhất trí với cáo trạng của VKS khi bị xác định là chủ mưu. Theo Công, bị cáo không hề có sự bàn bạc nào liên quan đến việc chống đối lại cơ quan chức năng.

Xét xử vụ Đồng Tâm: Bị cáo Lê Đình Công không đồng ý với cáo buộc chủ mưu

Thu Anh | 07/09/2020, 18:08

Liên quan đến hành vi xảy ra rạng sáng 9.1.2020, bị cáo Lê Đình Công không nhất trí với cáo trạng của VKS khi bị xác định là chủ mưu. Theo Công, bị cáo không hề có sự bàn bạc nào liên quan đến việc chống đối lại cơ quan chức năng.

Chiều 7.9, HĐXX TAND TP.Hà Nội tiến hànhxét hỏi các bị cáo trong vụ án “Giết người”, “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại xã Đồng Tâm.

Cáo trạng thể hiện, đất cánh đồng Sênh ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là đất Quốc phòng đã được Thanh tra TP.Hà Nội và Thanh tra Chính phủ kết luận, các cơ quan chức năng TP.Hà Nội và Trung ương đã tổ chức đối thoại với nhân dân xã Đồng Tâm để người dân hiểu và yêu cầu nhân dân thực hiện đúng quy định của pháp luật. Songnăm 2013, một số người tại địa bàn xã Đồng Tâm đã thành lập “Tổ đồng thuận” do ông Lê Đình Kình (SN 1936), Lê Đình Công và Bùi Viết Hiểu cầm đầu.

Tại phiên tòa sơ thẩm, Bùi Viết Hiểu khai nhận năm 2012, do tham nhũng ở xã quá nặng nề nên bị cáo đã cùng cụ Kình lập “Tổ đồng thuận” để chống tham nhũng; không hề chống đối chính quyền và không hề phá hoại.

Thế nhưng,cơ quan chức năng xác định, do có ý định chiếm đoạt đất ở cánh đồng Sênh thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng, những người này thường xuyên lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp về công tác quản lý, sử dụng đất của chính quyền xã Đồng Tâm.

Liên quan đến hành vi xảy ra rạng sáng 9.1.2020, bị cáo Lê Đình Công không nhất trí với cáo trạng của VKS khi bị xác định là chủ mưu. TheoCông, bị cáo không hề có sự bàn bạc nào liên quan đến việc chống đối lại cơ quan chức năng.

Đối chiếu với những lời khai của Lê Đình Công tại phiên tòa, HĐXX cho công bố lời khai của chính bị cáo tại CQĐT.

Trong vụ án này, 25 bị cáo bị truy tố và đưa ra xét xử về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, d, n, o - BLHS năm 2015, gồm Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu, Nguyễn Văn Tuyển, Lê Đình Chức, Lê Đình Doanh, Nguyễn Quốc Tiến, Nguyễn Văn Quân, Lê Đình Uy, Lê Đình Quang, Bùi Thị Nối, Bùi Thị Đục, Nguyễn Thị Bét, Nguyễn Thị Lụa, Trần Thị La, Bùi Văn Tiến, Nguyễn Văn Duệ, Lê Đình Quân, Bùi Văn Niên, Bùi Văn Tuấn, Trình Văn Hải, Nguyễn Xuân Điều, Mai Thị Phần, Đào Thị Kim, Lê Thị Loan và Nguyễn Văn Trung.

Các bị cáo còn lại, gồm Lê Đình Hiển, Bùi Viết Tiến, Nguyễn Thị Dung và Trần Thị Phượng, bị VKS truy tố về tội “Chống người thi hành công vụ” theo quy định tại Điều 330, khoản 2, điểm a - BLHS năm 2015.

Nhã Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xét xử vụ Đồng Tâm: Bị cáo Lê Đình Công không đồng ý với cáo buộc chủ mưu