Theo công bố của Bộ Công thương, 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (XK) ước đạt 134,62 tỉ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, việc tồn kho nhiều mặt hàng vẫn có dấu hiệu tăng cao.

Xuất khẩu tăng, tồn kho không giảm

Một Thế Giới | 04/11/2015, 14:07

Theo công bố của Bộ Công thương, 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (XK) ước đạt 134,62 tỉ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, việc tồn kho nhiều mặt hàng vẫn có dấu hiệu tăng cao.

Xuất khẩu tăng nhờ khối ngoại
Theo công bố của Bô Công thương, 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (XK) ước đạt 134,62 tỉ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch XK của khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước ước đạt 39,5 tỉ USD, chiếm 29,3% tổng kim ngạch XK cả nước, giảm 3,3% so với cùng kỳ.
Báo cáo cho thấy, kim ngạch XK của nhóm FDI (kể cả dầu thô) ước đạt 95,1 tỉ USD, chiếm 70,7% tổng kim ngạch XK của cả nước, tăng 14,3%. Nếu không kể dầu thô thì đạt 91,8 tỉ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2014.
Về nhập khẩu, kim ngạch NK hàng hoá tháng 10 ước đạt 14,5 tỉ USD, tăng 3,3% so với tháng 9 và tăng 4% so với tháng 10 năm 2014. Tính chung 10 tháng, kim ngạch NK cả nước ước đạt gần 138,7 tỉ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2014. Như vậy, nhập siêu 10 tháng khoảng 4,13 tỉ USD, bằng 3,1% kim ngạch XK.
Về thị trường, đại diện của Bộ Công thương cho hay, 10 tháng năm 2015, XK của Việt Nam vào thị trường Mỹ tăng 18% và chiếm tỷ trọng 20,6%; EU tăng 11,9% và chiếm tỷ trọng 18,8%. Tuy nhiên, XK vào thị trường ASEAN, Nhật Bản… lại có sự giảm sút, lần lượt là 2,9% và 5,2%.
Theo đánh giá của Vụ Kế hoạch, để đạt được mục tiêu XNK năm 2015 là tăng 10% so với năm 2014, bình quân hai tháng cuối năm phải đạt gần 15,2 tỉ USD/ tháng.
Bên cạnh đó, báo cáo tình hình hoạt động của ngành công nghiệp và thương mại tháng của Bộ Công Thương, tháng 10 năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Tính chung 10 tháng năm 2015, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng của cùng kỳ hai năm gần đây (năm 2013 tăng 5,4%; năm 2014 tăng 6,9%).
Tồn kho nhiều ngành tăng cao
Báo cáo cũng cho biết, tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn so với cùng kỳ. Tại thời điểm 1.10.2015, chỉ số tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, chỉ số tồn kho của một số ngành giảm như: sản xuất sản phẩm thuốc lá giảm 30,1%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 8,5%; sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất giảm 0,7%...
Theo báo cáo, một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao hơn nhiều so với mức tăng chung toàn ngành như: sản xuất đồ uống tăng 97,4%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 41%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 54,5%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 29%...
Nhận xét chung về hoạt động công nghiệp - thương mại trong tháng 10 và 10 tháng năm 2015, đại diện Bộ Công Thương khẳng định, sản xuất công nghiệp, thương mại tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá so với cùng kỳ.
Hoàng Long
>> Chủ nhân mới của biệt thự cổ 35 triệu đô là một nữ doanh nhân 8X? 
>> Cuộc chơi liều lĩnh của Trung Quốc khi xây đảo nhân tạo phi pháp
>> Cường Đôla được nhiều người ủng hộ khi có người yêu mới 
>> Đằng sau chuyện Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon đến thăm nhà thờ dòng họ Phan
>> Tiểu Long Nữ có truyền nhân tại Việt Nam, mỹ nữ bán trà chanh kiếm 80 triệu/tháng
Bài liên quan
Tác động lan tỏa của đầu tư công và xuất khẩu sang toàn bộ nền kinh tế chưa rõ ràng
Hoạt động xuất khẩu và đầu tư công chững lại, trong khi đó kỳ vọng về tác động lan tỏa của hoạt động đầu tư công và xuất khẩu sang toàn bộ nền kinh tế hiện chưa có triển vọng rõ ràng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Đu trend ‘tìm kho báu’ là chia sẻ thông tin sai sự thật
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Ông Lê Quang Tự Do khẳng định đây là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu tăng, tồn kho không giảm