Muốn có hạnh phúc, mỗi người đều phải luôn luôn ý thức giữ gìn, vun đắp. Hạnh phúc gia đình là một thứ nhìn không thấy, nhưng vừa là tinh thần, vừa là vật chất cụ thể. Nếu thiếu đi những yếu tố này, hôn nhân rất khó bền chặt.

Yếu tố quyết định hôn nhân bền vững

La Hường | 14/11/2019, 07:47

Muốn có hạnh phúc, mỗi người đều phải luôn luôn ý thức giữ gìn, vun đắp. Hạnh phúc gia đình là một thứ nhìn không thấy, nhưng vừa là tinh thần, vừa là vật chất cụ thể. Nếu thiếu đi những yếu tố này, hôn nhân rất khó bền chặt.

Luôn nhớ lời đính ước

Nghe có vẻ hơi… giống phim ảnh, nhưng đây là một vấn đề nghiệm túc. Trước khi đi đến quyết định kết hôn, bạn phải cân nhắc kỹ càng mức độ cam kết chung thủy của mình với mối quan hệ này. Liệu bạn có muốn sống với người này cả cuộc đời không? Đây có phải là sự bồng bột nhất thời không? Hãy tự hỏi bản thân về điều đó.

Lời nói “Đồng ý” khi đứng trước giáo đường không đơn thuần chỉ là một nghi thức, mà nó còn là sự gắn bó lâu dài. Nó đòi hỏi sự thủy chung, niềm tin, lòng dũng cảm vượt qua cám dỗ và trên hết là tình yêu.

Nếu “cảm nắng” một chàng trai khác, bạn nên tự nhắc nhở mình rằng, dù chồng mình có rất nhiều lựa chọn, nhưng cuối cùng anh ấy đã chọn bạn. Vì thế, bạn cũng nên làm điều tương tự.

Đừng nói những lời khó nghekhi xảy ra cãi nhau

Cuộc sống vợ chồng dài lâu không thể tránh khỏi những lúc va chạm, xảy ra tranh cãi. Trong những tình huống như vậy, cách tốt nhất là nên giữ mồm giữ miệng, đừng nói ra những lời hận thù, cay nghiệt, bất nhẫn với nhau. Người nói ra có thể nghĩ rằng hả lòng hả dạ, nhưng người nghe sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ.

Cho dù cuộc tranh cãi đó ở mức độ nào, các cặp vợ chồng đều phải tuyệt đối tránh nói những lời khó nghe. Bởi lời nói khi đã ra khỏi miệng, muốn thu lại cũng không được nữa. Bên cạnh đó, một lời nói khó nghe được nói ra, người kia sẽ càng khó chịu tăng lên, cuộc chiến càng bùng lên dữ dội hơn. Cuối cùng, như một mũi tên đã bắn đi, không thể lấy lại. Hôn nhân sẽ rạn nứt từ đó.

Thậm chí, sau mỗi trận cãi nhau với ngôn ngữ xúc phạm, nhiều cặp đôi có thể dẫn đến chia tay, hôn nhân đổ vỡ. Lời khuyên dành cho bạn là nên duy trì sự trao đổi lịch sự, giữ thái độ bình tĩnh để tranh luận trên cơ sở tôn trọng và lắng nghe.

Càng cãi nhau nhiều, mâu thuẫn càng nhiều, không có lợi cho nỗ lực kéo dài cuộc hôn nhân của bạn, chưa nói đến sự hòa thuận và hạnh phúc, điều đó không có lợi cho cảm xúc giữa hai vợ chồng.

Thường xuyên trò chuyện, tâm sự và chia sẻ

Khi vợ chồng có bất kỳ vấn đề gì, nên thẳng thắn trao đổi với nhau, hoặc thường xuyên tâm sự, trò chuyện. Đây là cách tốt nhất để thấu hiểu lẫn nhau, tìm ra cách trò chuyện hiệu quả nhất.

Nam giới sợ nhân là phải đoán ra suy nghĩ của chị em, vì nhiều chị em sẽ không thích nói ra những suy nghĩ của mình, thường xuyên giữ lại trong lòng và mong nam giới đoán trúng.

Trong tình huống đó, khi nam giới không đoán ý đúng, sẽ xuất hiện những trận chiến không lời trong gia đình. Khi 2 vợ chồng không thể trao đổi rõ ý với nhau về một vấn đề nào đó, hoặc có sự hiểu nhầm, thì mọi việc sẽ càng trở nên tồi tệ hơn, thậm chí có thể dẫn đến đổ vỡ hôn nhân.

Ngay cả khi mối quan hệ căng thẳng, bạn cũng đừng bao giờ đề cập đến chuyện ly hôn. Khi bạn thường xuyên nói đến chuyện ly hôn, nói nhiều sẽ chuyển lời nói thành mong muốn, chuyện gia đình mâu thuẫn ngày càng nhiều, việc ly hôn sẽ đến gần hơn, tình cảm vợ chồng cũng từ đó mong mạnh và rạn nứt dần theo thời gian.

Tạo cảm giác an toàn cho đối phương trong mọi hoàn cảnh

Vợ chồng muốn hạnh phúc lâu dài cần có sự tin tưởng lẫn nhau, không thể cả ngày sống trong sự hoài nghi, đúng hay sai, có thật hay không.

Nếu bạn có sự nghi ngờ nào đó, nên trao đổi thẳng thắn, nếu đối phương giải thích cặn kẽ rõ ràng cho bạn thì không có vấn đề gì, nhưng nếu đối phương không giải thích, liên tục trốn tránh cây trả lời thì sẽ ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ, cảm tình giữa hai bên sẽ có vấn đề, đánh mất niềm tin lẫn nhau.

Đây là một trong những điều cấm kỵ trong hôn nhân mà bất kỳ thành viên nào cũng cần phải tuân thủ. Hôn nhân có bền vững hay không phụ thuộc vào sự tin tưởng lẫn nhau ngay cả khi bạn không ở bên cạnh nhau.

Học cách lắng nghe lẫn nhau

Trong cuộc sống vợ chồng, khi xảy ra vấn đề gì, nếu người kia cần trao đổi hay chia sẻ, bạn bắt buộc phải dành thời gian và thái độ tốt để lắng nghe. Bạn cần duy trì sự chân thành trong cách nói và chân thành trong cách lắng nghe và phải thể hiện được quan điểm cũng như sự thấu hiểu vấn đề.

Khi bạn trò chuyện, cần để cho đối phương hiểu được mức độ quan tâm của bạn. Nếu bạn nghe với thái độ nghe cho có, mong câu chuyện trôi qua nhanh sẽ làm cho đối phương cảm thấy khó chịu. Nếu bạn nghe và hiểu được câu chuyện, đối phương sẽ cảm thấy được quan tâm, trân quý tình cảm cảu bạn.

Cứ như vậy trong thời gian dài, mối quan hệ giữa hai người ngày càng khăng khít hơn, tình yêu sẽ càng trở nên tươi đẹp và ngọt ngào hơn.

Thấu hiểu và bao dung

Để hôn nhân trở thành hành trình tuyệt vời của cảm xúc và trải nghiệm, trên tất cả, bạn cần học cách cảm thông và tha thứ. Cả hai nên dành thời gian nhiều hơn cho nhau để hiểu rõ về đối phương nếu các bạn muốn tiến tới hôn nhân.

Một điều quan trọng nữa là tha thứ. Chúng ta ai cũng sẽ có những lúc mắc sai lầm. Vì thế, hãy bao dung hơn vớinửa kiacủa bạn. Để đến được với nhau đã là cả chặng đường dài. Cùng nhau đi hết đoạn đường ấy còn gian nan hơn.

Quỳnh An (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vẫn còn băn khoăn về phương pháp định giá trong dự thảo nghị định quy định về giá đất
Góp ý về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về giá đất để hướng dẫn Luật Đất đai năm 2024, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam cho rằng có một số điểm không hợp lý.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Yếu tố quyết định hôn nhân bền vững