Bàn về chủ đề tình dục phản ánh dưới góc nhìn văn chương cổ điển, hẳn không ai không biết đến cái tên Kama Sutra. Tuy nhiên, tác phẩm sách để đời của Vãtsyãyana có thật là đại diện hoàn hảo, tiêu biểu nhất mô tả ‘văn hóa sex’ trong lịch sử Á Châu?

Yếu tố sex trong văn học Ả-rập cổ điển: ‘nóng bỏng hơn cả Kama Sutra’

nhu y | 20/01/2018, 09:19

Bàn về chủ đề tình dục phản ánh dưới góc nhìn văn chương cổ điển, hẳn không ai không biết đến cái tên Kama Sutra. Tuy nhiên, tác phẩm sách để đời của Vãtsyãyana có thật là đại diện hoàn hảo, tiêu biểu nhất mô tả ‘văn hóa sex’ trong lịch sử Á Châu?

Tác gia - nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng tại Anh, Richard Francis Burton, người đầu tiên mang Kama Sutra dịch sang Anh ngữ và tạo đà giúp nó vang danh toàn cầu, có thể đưa ra vài lựa chọn khác cho câu hỏi trên. Tất cả đều thuộc nền văn học Ả-rập kỳ ảo, rực rỡ một thời.

Ấn bản kèm tranh minh họa đầu tiên củaVườn Thơm

Giai đoạn những năm 1880, cùng với ấn bản Kama Sutra tiếng Anh đầu tiên, Richard Burton từng cố công chuyển ngữ một văn thảo đặc biệt xuất xứ từ thế kỉ 15, chấp bút bởi Nefzaoui - lãnh chúa vùng Tunisia. Có nhan đề The Perfurmed Garden, hay ‘Vườn thơm’, tác phẩm là tuyển tập truyện chứa đựng vô số chi tiết sống động xoay quanh nghệ thuật ái ân.

Không chỉ đóng vai trò như tựa sách kinh điển thuộc nền văn học tiếng Ả-rập, Vườn thơm đôi khi được so sánh ‘nóng bỏng hơn cả Kama Sutra’ vì một lẽ khá thú vị.

Khác với Kama Sutra, vốn vài lý luận cho rằng nhắm vào mục đích chủ yếu là giáo dục, Vườn thơm mang tính truyền dạy kiến thức ‘chốn phòng the’, dẫu không thiếu điểm nhấn của giá trị giải trí.

Những câu chuyện nơi từng chương sách được tái hiện đầy lý thú dưới hình thái tường thuật, giúp người đọc dễ liên tưởng tới đề cử sách Ả-rập nổi tiếng không kém: Nghìn lẻ một đêm. Chính lối hành văn ‘kể-tả’ đặc thù này đã làm nên nét biệt lập ở tác phẩm, điểm lôi cuốn không thể tìm thấy trong Kama Sutra.

Trong khi Kama Sutra thiên về yếu tố giáo dục, Vườn Thơm thể hiện đa dạng hướng nhìn, từ bao quát đến chi tiết, xoay quanh chủ đề sex.

Văn thư (bản dịch thô từ tiếng Pháp) Burton tham chiếu trước khi hoàn tất Vườn thơm, bao gồm 21 chương lột tả cụ thể hoạt động đồng tính luyến ái. Đáng tiếc, phần nội dung này không hiện hữu trong tác phẩm chính thức. Theo nhiều ghi nhận lịch sử, dịch giả người Anh đã mong muốn phát hành phiên bản chỉnh chu hơn cho tựa sách. Duy ông mất ngay trước khi kịp hiện thực hóa ý định của mình.

Ngày nay, ở một xử sở Ả-rập nơi sex trở thành chủ đề thảo luận cấm kị chốn đông người, ấn bản sách hiếm thấy như Vườn Thơm có thể chịu gán ghép là loại hình văn hóa phẩm kỳ quặc, thậm chí bị bài trừ. Dạng sách “chứa đầy mô tả nóng bỏng, tươi vui xoay quanh đề tài tình dục,” tuy nhiên trên thực tế, đã được ca ngợi như một sự ‘ban phước từ thiên đàng.’

Nhận xét về Vườn Thơm, Sarah Irving - nhà nghiên cứu chuyên ngành văn chương Ả-rập, viết: “Dạng văn thảo 18+ này được chấp nhận rộng rãi trên phương diện tôn giáo, lời khuyên đúc kết thông qua chúng được xem như một món quà Thượng đế dành cho nhân loại.”

Lại nhắc đến dịch giả Burton, cuốn Vườn Thơm có thể được đánh giá ngang tầm với dự án văn học danh tiếng khác mang sắc màu Ả-rập do ông chuyển ngữ thành công: Nghìn Lẻ Một Đêm. Quyển sách, tiếp thu nền tảng một văn thảo tiếng Ba Tư cổ, có nguồn gốc cấu thành bởi các truyện dân gian Hy Lạp, Ả-rập, Ba Tư lẫn Ấn Độ.

Một bản tranh minh họa cốt truyện chính của Nghìn Lẻ Một Đêm. Nàng Scheherazade, vì muốn tự cứu mình khỏi quốc vương tàn bạo Schariar, đã đề nghị kể chuyện cho ngài nghe mỗi đêm. Qua nghìn câu chuyện, cuối cùng Schariar bị người phụ nữ thông minh chinh phục.

Trong khi một số chuyện kể nổi bật nhất thuộc bộ sưu tập Ngìn Lẻ Một Đêm trở thành cảm hứng tạo ra hàng loạt phim truyện và hoạt hình dành cho thiếu nhi (Aladdin và Cây Đèn Thần, Thủy thủ Sindbad, Ali Baba và Bốn Mươi Tên Cướp,..), bản gốc của chúng lại đầy rẫy chi tiết ‘người lớn.’

“Dễ thấy, văn học Ả-rập cổ điển đã luôn ẩn hiện các nội dung khiêu gợi.” Robert Irwin - một học giả khác đam mê Nghìn Lẻ Một Đêm, nhận định.

Nữ tác gia sinh ra và được nuôi dưỡng bởi nền văn hóa Ả-rập, Salwa Al Neimi, có cùng quan điểm. “Tiếng Ả-rập là ngôn ngữ của tình ái,” bà viết trong cuốn tiểu thuyết The Proof of the Honey (năm 2009).

Arabian Nights (1974) - bộ phim kinh điển thực hiện bởi đạo diễn người Ý Pier Paolo Pasolini đã khai thác một số khía cạnh nóng bỏng ít được đề cập của Nghìn Lẻ Một Đêm.

Quả thật, trái ngược với niềm tin sai lệch cho rằng sex là chủ đề cấm đoán trong cộng đồng người Ả-rập theo đạo Hồi, Al Neimi hay nhiều công dân bản địa khác có thể khẳng định: với họ, vấn đề yêu đương tình dục thực tế luôn đáng đề cao. Mặc dù lối sống xã hội cùng đức tin đạo giáo có thể ngăn cản mọi hành xử mang tính khiêu khích chốn công cộng, đằng sau những cánh cửa khép kín, đàn ông và phụ nữ Ả-rập vẫn tìm thấy sự đồng điệu của họ.

Xét ở góc độ Đông Phương học và kho tàng văn học châu Á phong phú bản sắc, tựa sách như Vườn Thơm, Nghìn Lẻ Một Đêm luôn thể hiện dấu ấn độc đáo, khó thay thế. Trong khi Kama Sutra được biết đến rộng rãi vì ý nghĩa lịch sử nó đại diện, trãi nghiệm văn chương Ả-rập cổ điển lại mang đến cảm nhận say mê rất riêng.

Như Ý (lược dịch từ BBC)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
10 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Yếu tố sex trong văn học Ả-rập cổ điển: ‘nóng bỏng hơn cả Kama Sutra’