Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình hình học tập theo tốc độ riêng của mình.

10 cách AI có thể thay đổi nền công nghiệp giáo dục

17/09/2020, 15:38

Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục. Các hoạt động giáo dục như chấm điểm hay dạy kèm học sinh có thể được tự động hóa nhờ công nghệ AI. Nhiều trò chơi, phần mềm giáo dục ra đời đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng học sinh, giúp học sinh cải thiện tình hình học tập theo tốc độ riêng của mình.

Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo giúp tạo ra những thay đổi lớn trong lĩnh vực giáo dục-Ảnh: Internet

Sự xuất hiện của AI trong ngành công nghiệp giáo dục đã đem lại rất nhiều lợi ích cho cả học sinh lẫn giáo viên. Ứng dụng AI trong các hệ thống giáo dục hiện đại đã cách mạng hóa phương pháp học và hiểu cho nhiều học sinh. Trí tuệ nhân tạo còn có thể chỉ ra những vấn đề mà các khóa học cần phải cải thiện. Chẳng hạn như khi nhiều học sinh được phát hiện là gửi đáp án sai cho bài tập, hệ thống sẽ thông báo cho giáo viên đồng thời gửi thông điệp đến học sinh để chỉnh sửa đáp án phù hợp. Công nghệ AI còn có khả năng theo dõi sự tiến bộ của học sinh và thông báo đến giáo viên khi phát hiện ra vấn đề đối với kết quả học tập của học sinh.

Ngoài ra, công nghệ này cũng đã thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên, đem lại nhiều giá trị thực tiễn, giúp việc học trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn. AI, khi được tận dụng một cách tối ưu, có thể hoàn toàn biến đổi lĩnh vực giáo dục. Nếu bạn còn chưa bị thuyết phục, thì bài viết dưới đây sẽ liệt kê 10 công dụng của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực này:

1. Cá nhân hóa học tập

AI có thể giúp các giáo viên đưa ra được các chương trình học tùy chỉnh theo năng lực học viên. Trên thực tế, nhiều nền tảng học nổi tiếng như Carnegie Learning, cũng đã cung cấp các khóa học cá nhân hóa sử dụng công nghệ AI. Ngoài ra, AI cũng có thể hỗ trợ việc đưa ra các hướng dẫn cụ thể, được tùy chỉnh sao cho phù hợp tới từng cá nhân.

2. Trợ lý ảo AI

Với trợ lý ảo AI, các học sinh có thể truy cập được tài liệu học tập mà không cần phải liên hệ với giảng viên. Một ví dụ là Đại học Arizona (Mỹ) đang sử dụng Alexa để hỗ trợ học sinh về các yêu cầu thường gặp trên giảng đường. Cụ thể, Alexa sẽ trả lời thắc mắc cho các học sinh, cũng như hỗ trợ các em tìm kiếm những thông tin khác.

3. Nội dung học tập thông minh

Đã xuất hiện các chương trình sử dụng AI với khả năng xứ lý và phân tích hiệu quả các dữ liệu lớn (cụ thể là tài liệu học tập trên mạng), rồi tổng hợp ra các thông tin cần thiết cho học viên. Hiện nay, các công ty như Netex Learning đã đang hỗ trợ học sinh thông qua những nền tảng cloud được cá nhân hóa, với khả năng cung cấp các dịch vụ như tổ chức hội thảo, huấn luyện qua mạng, và các dịch vụ giáo dục khác.

4. Tự động hóa việc chấm điểm và nhiều tác vụ khác

Việc chấm điểm bài tập về nhà và bài giao trên lớp thường tốn rất nhiều thời gian của giáo viên, khiến họ không có đủ thời gian chuẩn bị bài giảng và hỗ trợ học viên. Tuy rằng AI không thể thay thế hoàn toàn giáo viên, nó vẫn có thể hỗ trợ những công tác như đánh giá và chấm điểm các bài kiểm tra trắc nghiệm và điền từ.

5. Trợ giáo AI

Trợ giáo AI vẫn chưa thật sự khả thi, song công nghệ này đang phát triển mạnh mẽ, và rất sớm có thể trở thành sự thật. Hiện nay đã tồn tại nhiều chương trình AI với khả năng trợ giáo, giúp học sinh học tiếng Anh cơ bản, toán và một số môn học khác.

6. Cải thiện việc dạy và học

Với các phần mềm sử dụng AI, giáo viên có thể giúp học sinh hiểu rõ các khái niệm hơn, thông qua việc đem lại các ví dụ thực tế và minh họa cụ thể về các cơ chế hoạt động.

7. Tăng tương tác

Hiện tại đã có rất nhiều nền tảng AI mà thông qua đó, học viên có thể thảo luận về những vấn đề đang gặp phải trong môn học hay chủ đề học tập. Các nền tảng này là một phương pháp phù hợp, giúp kết nối các học sinh với nhau, chia sẻ kiến thức, qua đó tăng mức độ tương tác của người học.

8. Xây dựng khóa học

Thông qua các phần mềm ứng dụng AI, giáo viên có thể liên hệ bài giảng với tài liệu học tập một cách hiệu quả hơn. Cụ thể, những phần mềm này hỗ trợ xây dựng các khóa học theo yêu cầu, đồng thời cải thiện việc dạy học của giáo viên. Coursera, một đơn vị cung cấp bài giảng online nổi tiếng, hiện đã đang dùng công nghệ này để cảnh báo các giảng viên khi có quá nhiều học sinh trả lời sai câu hỏi của họ.

9. Theo dõi kết quả học tập

Các phần mềm ứng dụng AI cũng giúp giáo viên theo sát được kết quả học tập của học sinh, biết rõ tiến độ cũng như những vấn đề mà học sinh đang gặp phải, qua đó tập trung giảng dạy tốt hơn.

10. AI giúp đưa ra phản hồi chất lượng

Nhiều đơn vị dạy học hiện đang cung cấp các chương trình học online sử dụng phần mềm AI với khả năng theo dõi tiến độ học của học sinh, đồng thời thông báo kết quả học tập tới giáo viên.

Những áp dụng của AI trong giáo dục

Brainly

Brainly là một mạng xã hội cho phép học sinh hợp tác và thảo luận các vấn đề gặp phải trong quá trình làm bài tập. Đây hiện là cộng đồng học tập lớn nhất dành cho học sinh, phụ huynh, và giáo viên sử dụng công nghệ AI và machine learning để cung cấp các tài liệu học cá nhân hóa và phát hiện những nội dung không phù hợp.

ThinkerMath

Mục tiêu chính của giải pháp AI này là hỗ trợ việc học toán cho các học sinh nhỏ tuổi. ThinkerMath cung cấp các lộ trình học cá nhân hóa, phù hợp với kiến thức của từng người học, đồng thời có nhiều trò chơi và phần thưởng để đảm bảo tương tác xuyên suốt việc học.

CTI

Vận dụng được các tiềm năng của công nghệ AI, CTI đã phát triển ra những nội dung thông minh thông qua việc phân tích sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác, rồi tổng hợp ra những thông tin quan trọng.

VioEdu

VioEdu là một nền tảng Edtech ứng dụng cho học sinh từ tiểu học đến trung học phổ thông, phân bổ theo các chương trình học của sách giáo khoa Việt Nam. Hệ thống các bài luyện tập và bài kiểm tra trực tuyến áp dụng các công nghệ mới nhất như mô hình hóa kiến thức theo đồ thị, phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo giúp cá nhân hóa việc học của từng học sinh.

Không chỉ là một nền tảng giúp cá nhân mỗi học sinh học tập hiệu quả, VioEdu còn được phát triển với mục tiêu trở thành công cụ hữu hiệu giúp nhà trường quản lý, nâng cao chất lượng dạy và học, giúp giáo viên nắm được điểm mạnh yếu của từng học sinh, đồng hành và hỗ trợ hiệu quả cho các em trong quá trình học tập.

Kết luận

Việc AI đã thay đổi các tiêu chuẩn dạy và học là một sự thật không thể bàn cãi. Đây cũng là lý do tại sao nhiều cơ sở giáo dục đang đầu tư mạnh vào AI, nhằm biến công nghệ này trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của họ. AI có thể tự động hóa các công tác chấm điểm, cập nhật phần mềm giáo dục, xây dựng các khóa học, dạy học, và mang lại rất nhiều lợi ích khác.

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người.

Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính.

Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi,…

Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và khả năng thích ứng thông minh của máy móc.

Tú Viên (Theo Becoming Human)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 cách AI có thể thay đổi nền công nghiệp giáo dục