Sở GD-ĐT TP.HCM và Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM vừa ký kết Kế hoạch về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2022.

Trường học phải diễn tập xử lý tình huống ngộ độc thực phẩm số lượng lớn

16/09/2020, 22:37

Sở GD-ĐT TP.HCM và Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM vừa ký kết Kế hoạch về bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2022.

Ban Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ kiểm tra định kỳ, đột xuất các cơ sở cung cấp dịch vụ trong nhà trường-Ảnh: Internet

Nhằm tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong trường học, góp phần đảm bảo sức khỏe cho học sinh, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu 100% các bếp ăn tập thể, căn tin trong trường học thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo quy định.

Ngoài ra, 100% bếp ăn tập thể thuê nấu, căn tin trong trường học phải có Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm. 100% bếp ăn tập thể, căng tin trong trường học chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, vận hành hệ thống tự kiểm tra an toàn thực phẩm theo 3 cấp trong khối giáo dục.

Sở GD-ĐT TP.HCM cũng quy định 100% cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm tại các trường, phòng GD-ĐT trên địa bàn TP.HCM được tập huấn triển khai hệ thống tự kiểm tra an toàn thực phẩm; 100% người quản lý, nhân viên trực tiếp chế biến thức ăn được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, không bị mắc các bệnh lý liên quan khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Mỗi đơn vị trường học tổ chức một cuộc diễn tập điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm quy mô lớn trong trường học. Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TP.HCM yêu cầu tất cả đơn vị trường học tổ chức bếp ăn nội trú, bán trú, căn tin phải đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm, cơ sở cung cấp suất ăn cho học sinh (đối với các trường học không có bếp ăn nội trú, bán trú) bắt buộc phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Các nhà trường kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn, cơ sở cung cấp suất ăn cho học sinh căn tin trong trường học bảo đảm an toàn theo quy định, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, sử dụng chất phụ gia thực phẩm..., đồng thời có nguồn gốc, xuất xử rõ ràng thông qua hóa đơn, chứng từ của các cơ sở sản xuất, chế biến và phân phối thực phẩm.

Bên cạnh đó, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh đề nghị các em không mua quà vặt trước cổng trường nhằm đảm bảo an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong trường học thông qua các đợt kiểm tra đột xuất, cao điểm, định kỳ...

Ngày 12.9, Bệnh viện Q.2 đã tiếp nhận 8 học sinh Trường tiểu học Bình Trưng Đông có biểu hiện sốt, đau bụng, tiêu chảy. Đến 9 giờ ngày 13.9, bệnh viện này tiếp nhận thêm 20 học sinh có biểu hiện tương tự...

Số lượng bệnh nhân tăng dần trong 2 ngày 13 và 14.9. Đến 8 giờ ngày 14.9 ghi nhận có 50 học sinh và 1 giáo viên, 1 bảo mẫu đang được kiểm tra, theo dõi sức khỏe tại bệnh viện. Trong đó, Bệnh viện Q.2 đang chăm sóc và điều trị cho 26 học sinh và 1 giáo viên, 1 bảo mẫu.

Trong 26 học sinh có 23 em bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, tiếp tục được theo dõi. Ngoài ra có 1 học sinh đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Theo kết quả điều tra, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho học sinh giáo viên là do bữa ăn xế tại trường.

Tường Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
7 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trường học phải diễn tập xử lý tình huống ngộ độc thực phẩm số lượng lớn