Mục tiêu đuổi kịp Thái Lan ở đấu trường SEA Games vào 2010 và vươn tầm ASIAD vào 2015 mà ngành thể thao đặt ra 10 năm trước giờ đã thất bại hoàn toàn. TTVN ngày càng tụt lại so với người Thái từ thành tích, phong trào, hệ thống đào tạo trẻ cho đến chuyên nghiệp hóa, nhân lực quản lý huấn luyện..

10 năm và giấc mơ 'ảo': Thể thao Việt Nam ngày càng tụt hậu so với Thái Lan

Một Thế Giới | 06/09/2015, 14:44

Mục tiêu đuổi kịp Thái Lan ở đấu trường SEA Games vào 2010 và vươn tầm ASIAD vào 2015 mà ngành thể thao đặt ra 10 năm trước giờ đã thất bại hoàn toàn. TTVN ngày càng tụt lại so với người Thái từ thành tích, phong trào, hệ thống đào tạo trẻ cho đến chuyên nghiệp hóa, nhân lực quản lý huấn luyện..

Từ ngôi đầu SEA Games tới đích nhắm Thái Lan
Kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á năm 2003 diễn ra trên sân nhà chắc chắn là một cột mốc đánh dấu bước đột phá ngoạn mục cả về diện mạo lẫn nền tảng, khi TTVN lần đầu bước lên ngôi cao nhất với 158 HCV, hơn Thái Lan tới... 59 chiếc. Nó ấn tượng đến nỗi không chỉ tạo ra một cú hích mà còn phần nào đó khiến cho ngành thể thao tự tin, lạc quan quá mức. Đến SEA Games 2005, việc Việt Nam tiếp tục đứng trong Top 3 bất chấp chương trình thi đấu thay đổi phân nửa cùng rất nhiều khó khăn càng đẩy "khí thế" lên cao vút.
Và cách đây 10 năm, một chiến lược "vươn lên tầm châu Á, tấn công vào Olympic" đã được đặt ra như một khẩu hiệu của ngành thể thao. Trong đó, lãnh đạo ngành thể thao mạnh dạn nhắm Thái Lan làm đích để "công phá". Cụ thể, đến 2010, TTVN sẽ đuổi kịp người Thái tại sân chơi khu vực, và đáng nói hơn là sẽ san bằng khoảng cách ở tầm châu lục, Olympic sau đó 5 năm. Những người có trách nhiệm cũng khẳng định chắc nịch về tính khả thi, gắn với những tiềm năng, điều kiện không hề thua kém.
10 nam va giac mo  ao : The thao Viet Nam ngay cang tut hau so voi Thai Lan-hinh-anh-1
 
Sự thật phũ phàng sau 10 năm
Đến thời điểm này, mục tiêu bám đuổi Thái Lan của TTVN đã bất thành, chính xác hơn phải coi như một thảm bại. Điều đó được thể hiện rõ ràng, đơn giản nhất trong thành tích ở 2 giải đấu đặc biệt quan trọng, phù hợp với các nước Đông Nam Á là SEA Games và ASIAD.
Ngay tại SEA Games, sau 2003, Việt Nam dù luôn tập trung cao độ mọi nguồn lực cũng chưa bao giờ vượt qua được người Thái về thứ hạng tổng, cũng như chất lượng của các tấm huy chương. Nến nhớ rằng, từ lâu Thái Lan đã chỉ chuẩn bị, dự tranh SEA Games ở mức độ vừa phải.
Với ASIAD, 3 kỳ Đại hội trở lại đây, Thái Lan luôn giành ít nhất 11 HCV, lọt vào Top 9, riêng năm 2006 còn đứng thứ 5 toàn đoàn. Trong khi đó, Việt Nam phải trầy trật, may mắn lắm mới có HCV, thậm chí cả hai kỳ Á vận hội 2010 và 2014 đều chỉ đoạt vỏn vẹn 1 chiếc, đứng ngoài Top 20. Đến Olympic, TTVN thực sự chưa có gì để "tính đếm" được với Thái Lan. Tính 3 kỳ Thế vận hội gần nhất, họ đoạt tới 16 huy chương các loại (5 HCV) còn Việt Nam chỉ có nổi 1 tấm HCB của đô cử Thạch Kim Tuấn.
Thực tế khác biệt lớn về thành tích cũng mới chỉ phản ánh một phần sự thua kém và tụt hậu của TTVN so với Thái Lan. Bởi nhìn vào mảng cốt yếu nào của hai nền thể thao cũng thấy một khoảng cách vời vợi, từ phong trào, nhất là thể thao học đường, hệ thống đào tạo trẻ, cho đến sự chuyên nghiệp hóa, nhân lực quản lý huấn luyện...
Suy cho cùng, đó là cái thua chí tử của cả một nền tảng và một cách nghĩ cách làm thể thao.
Theo Phúc Tường/ Thể thao 24h

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 năm và giấc mơ 'ảo': Thể thao Việt Nam ngày càng tụt hậu so với Thái Lan