Bộ Tư pháp vừa công bố 10 sự kiện nổi bật trong năm 2017 của ngành. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ký.

10 sự kiện nổi bật của ngành tư pháp 2017

Trí Lâm | 03/01/2018, 15:30

Bộ Tư pháp vừa công bố 10 sự kiện nổi bật trong năm 2017 của ngành. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long ký.

1. QH thông qua Luật Trợ giúp pháp lý và Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước

Năm 2017, Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi), Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với tỷ lệ tán thành gần như tuyệt đối (100% đại biểu có mặt tán thành đối với Luật trợ giúp pháp lý, hơn 99% đối với Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước).

Luật trợ giúp pháp lý với tinh thần lấy quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý làm trung tâm, mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý và quy định nhiều cơ chế đểbảo đảm quyền được trợ giúp pháp lý.

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước thể hiện rõ hơn trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại cho công dân, trở thành công cụ pháp lý quan trọng để cá nhân, tổ chức bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.

2. Hợp tác song phương trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Năm 2017, ngành Tư pháp đã chủ động, tích cực nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật, đưa các mối quan hệ hợp tác song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng Lào, Campuchia và Trung Quốc đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất hơn.

Phối hợp với Bộ Tư pháp Lào tổ chức thành công Lễ kỷ niệm hợp tác tư pháp Việt-Lào tại Viêng Chăn; trình phê duyệt Dự án viện trợ đầu tiên trong lĩnh vực pháp luật của Chính phủ Việt Nam cho Bộ Tư pháp Lào; tổ chức Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Campuchia ...

3. Chấm dứt nợ đọng văn bản

Các Bộ, cơ quan đã xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 37 Nghị định và 03 Quyết định, hoàn thành 100%số văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, pháp lệnh có hiệu lực trong năm; chấm dứt tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có nhiều đổi mới gắn với tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin...

4. Cải cách pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước từ giá trịlịch sử

Bộ Tư pháp đã phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cải cách pháp luật và xây dựng bộ máy Nhà nước dưới triều vua Lê Thánh Tông - Những giá trị lịch sử và đương đại” tại Thanh Hóa.

Hội thảo đã truyền tải thông điệp mang tính thời sự về kinh nghiệm trị quốc của các bậc tiền nhân trong lịch sử, coi trọng việc xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ đội ngũ quan lại để bảo đảm sự vững mạnh của chính quyền và tầm quan trọng của nhân tài với sự thịnh suy ở mỗi dân tộc.

5. Công tác thi hành án dân sựchuyển biến

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội đất nước còn nhiều khó khăn, số việc và tiền thụ lý tăng (5,57% về việc và 19,67% về tiền tương đương gần 173 nghìn tỉđồng) song Hệ thống Thi hành án dân sự đã thi hành xong số việc, số tiền cao nhất từ trước đến nay, cao hơn so với năm 2016 là hơn 19 nghìn việc và 6 nghìn tỉđồng.

6. Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch

Thực hiện Chương trình hành động quốc gia và tiếp tục triển khai Luật hộ tịch, đến nay, toàn ngành đã mở rộng triển khai phần mềm đăng ký khai sinh tại 17 tỉnh/thành phố; triển khai phần mềm đăng ký hộ tịch (phiên bản đầy đủ) tại 15 tỉnh/thành phố; việc đăng ký hộ tịch tại các cơ quan có thẩm quyền đã có nhiều chuyển biến tích cực, các cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện đăng ký khai sinh mới cho gần 2 triệu trường hợp, đăng ký khai sinh lại cho hơn 750 nghìn trường hợp (tăng tới 38,3% so với năm 2016); đăng ký kết hôn cho hơn 700 nghìn cặp vợ chồng...

7. Vận hành phần mềm đăng ký trực tuyến giao dịch bảo đảm bằng động sản

Năm 2017, các Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản thuộc Bộ đã giải quyết gần một triệuđơn yêu cầu đăng ký, cung cấp thông tin và văn bản thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông (tăng 27% so với năm 2016), trong đó,số đơn đăng ký trực tuyến chiếmhơn 50%. Những kết quả nêu trên đã góp phần cải thiện đáng kể chỉ số Tiếp cận tín dụng của Việt Nam, lên đến vị trí thứ 29/190 quốc gia (theo công bố xếp hạng Môi trường kinh doanh 2018 của Ngân hàng thế giới).

8. Các cơ sở đào tạo khởi sắc về chỉ tiêu, chất lượng đào tạo

Trường Đại học Luật Hà Nội đã tuyển sinh và tổ chức nhập học cho khoảng 3.000 sinh viên chính quy, hơn 500 sinh viên hệ vừa học vừa làm, và hơn 500 học viên cao học, nghiên cứu sinh; Học viện Tư pháp tuyển sinh hơn 4.000 học viên, khai giảng lớp đào tạo Luật sư phục vụ hội nhập quốc tế Khóa I năm 2017…

9. Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật vượt tiến độ

Bộ Tư pháp đã phối hợp với các bộ, ngành thực hiện pháp điển xong đối với 67/265 đề mục, hướng tới mục tiêu “về đích sớm” trong việc xây dựng Bộ pháp điển so với lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Gần hai nghìn văn bản trên tổng số khoảng mười nghìn văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương đã được rà soát, làm “sạch” và tập hợp, sắp xếp vào Bộ pháp điển.

10. Hưởng ứng thông điệp “hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp”

Bộ Tư pháp cùng tổ chức pháp chế các bộ, ngành rà soát tổng thể các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến các quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường, đầu tư, kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành; loại bỏ những thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý; đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung 16 luật trong các lĩnh vực này.

Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2015 - 2020 được triển khai đồng bộ trên cả nước, đã tổ chức hơn 100 tọa đàm đối thoại, bồi dưỡng pháp luật cho doanh nghiệp, thu hút gần 10.000 đại biểu đại diện doanh nghiệp tham dự.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Quốc hội đã bỏ phiếu kín, thông qua nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội với ông Vương Đình Huệ tại kỳ họp bất thường thứ 7 Quốc hội khóa 1 chiều 2.5.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
10 sự kiện nổi bật của ngành tư pháp 2017