Hiện Việt Nam chuẩn bị ưu tiên các cuộc đàm phán FTA với Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Một quan chức Nhật Bản nói rằng Việt Nam có khả năng sẽ tiếp cận các cuộc đàm phán về TPP với một lập trường vững chắc.

11 nước bắt đầu thảo luận về một TPP không có Mỹ

KD&PL | 03/05/2017, 14:05

Hiện Việt Nam chuẩn bị ưu tiên các cuộc đàm phán FTA với Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Một quan chức Nhật Bản nói rằng Việt Nam có khả năng sẽ tiếp cận các cuộc đàm phán về TPP với một lập trường vững chắc.

Ngày 2.5 (theo giờ địa phương), các nhà đàm phán từ 11 nước thành viên hiện nay của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bắt đầu nhóm họp tại Toronto (Canada), để thảo luận về việc thực thi hiệp định khikhông cònMỹ.

Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Keiichi Katakami trong ngày 1.5 và 2.5 đã gặp 9 trong số 10 người đồng cấp để trù bị cho cuộc họp kéo dài 2 ngày ở Toronto. Trả lời báo giới trước thềm cuộc họp, ông Katakami nói Tokyo tin tưởng rằng 11 quốc gia cần đoàn kết để đưa TPP có hiệu lực.

Cùng với Úc và New Zealand, Nhật lên kế hoạch nhanh chóng thuyết phục được các nước còn lại và không thay đổi các quy định từng được thống nhất trước đó.Và Canada đã đề nghị Nhật Bản đóng vai trò trung tâm, nghĩa là Tokyo sẽ là bên đóng vai trò dẫn dắt các cuộc gặp sắp tới.

Nhật Bản từng do dự trong việc đưa TPP có hiệu lực mà không có Mỹ, thị trường lớn nhất trong khối này. Tuy nhiên, trước nguy cơ thương mại tự do bị đe dọa với sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ sau khiTổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, cùng ngày càng nhiều lời kêu gọi trong chính quyền Nhật Bản muốn Tokyo đảm nhận vai trò đi đầu để duy trì đàthương mại tự do, Nhật Bản đã đi đến quyết định nhận vai trò tiên phong.

Sự kiện tại Toronto được xem là phiên họp chuẩn bị cho cuộc gặp cấp bộ trưởng sẽ diễn ra tại Việt Nam từ ngày 21 - 22.5. Nhật Bản hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận mới vào giữa tháng 11, khi Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).

Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Keiichi Katakami

Có 3 viễn cảnh cho việc đưa TPP đi vào hiệu lực.

Thứ nhất, các nước sẽ phải thay đổi điều kiện để TPP có hiệu lực. Điều kiện hiện tại là phải có ít nhất 6 nước (trong 12 nước ban đầu) với tổng GDP trên 85% GDP toàn khối hoàn tất quy trình thông qua hiệp định này trong nước. Trong tình thế hiện nay, 11 nước còn lại không thể đáp ứng yêu cầu này khi chỉ riêng Mỹ đã chiếm đến 60% GDP của toàn bộ 12 nước.

Thứ 2 là 11 nước phải đàm phán lại các điều khoản trong TPP và viễn cảnh thứ 3 là thiết lập một khu vực tự do thương mại mới bằng việc bổ sung các nước khác.

Hiện Việt Nam chuẩn bị ưu tiên các cuộc đàm phán FTA với Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Một quan chức Nhật Bản cho biết Việt Nam có khả năng sẽ tiếp cận các cuộc đàm phán với một lập trường vững chắc, trong khi Úc và New Zealandthận trọng trong các cuộc đàm phán ngoài lề.

11 nước tham gia TPP hiện nay bao gồm Việt Nam, Singapore, Úc, Brunei, Chilê, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand và Peru.

Theo KD&PL
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
11 nước bắt đầu thảo luận về một TPP không có Mỹ