Nhìn vào cách nhà hàng đáp ứng 12 tiêu chuẩn an toàn thực phẩm do Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) quy định, bạn s4 nhận ra nhà hàng, cơ sở ăn uống ở khách sạn, căng tin kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ lễ hội nào đáng tin cậy, giúp chuyến đi chơi của bạn không bị sự cố sức khỏe. TP.HCM: nguy cơ bùng phát dịch tả trong dịp Tết
Có địa chỉ cố định; thiết kế riêng biệt từng khu chức năng: nhà bếp, chế biến; khu ăn uống của khách; kho nguyên liệu; khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo vệ môi trường.
2. Nước, nước đá
Có đủ nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, thiết bị, dụng cụ và vệ sinh ban đầu; thông tin nguồn nước phải được định kỳ kiểm nghiệm ít nhất 6 tháng/lần; có đủ nước đá sạch.
3. Nhà bếp
Nơi chế biến thức ăn thiết kế theo quy trình một chiều (thực phẩm đã đi qua một công đoạn thì không quay trở lại); có đủ dụng cụ bảo quản; dùng riêng bàn, dao, thớt chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín; có đủ dụng cụ chia, gắp, chứa đựng thức ăn, bát đĩa muỗng thìa dao để khách ăn phải sạch sẽ; người chế biến và phục vụ không sử dụng tay trực tiếp để chia thức ăn chín; có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, côn trùng gây bệnh.
4. Khu vực khách ăn uống
Phải thoáng mát; đầy đủ bàn ghế và phải được thường xuyên giữ gìn sạch sẽ, có đủ trang thiết bị phòng chống ruồi, dán, côn trùng gây bệnh; có đủ nhà vệ sinh, bồn rửa tay cho khách.
5. Quầy bày thức ăn để khách tự chọn
Thực phẩm, thức ăn chín phải bày trên bàn hoặc giá cao cách mặt đất ít nhất 60cm; đủ tủ kính, màn lưới… ngăn bụi bẩn, ruồi, nhặng; có đủ dụng cụ để khách kẹp, gắp, xúc thức ăn.
6. Nhà kho
Phải có đủ tủ lạnh, tủ mát, tủ đá và các trang thiết bị bảo quản theo yêu cầu của từng loại thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm; bảo quản riêng biệt đối với thực phẩm sống, thực phẩm chín, không lẫn lộn; thông tin vệ sinh định kỳ.
7. Móng tay
Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chín phải mặc quần áo bảo hộ, mũ chụp tóc, không đeo nhẫn, vòng, cắt ngắn móng tay và tay luôn giữ sạch sẽ.
8. Giấy khám sức khỏe chủ cơ sở và nhân viên
Người quản lý, người chế biến thức ăn, người phục vụ ăn uống phải được khám sức khoẻ và được cấp Giấy chứng nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế; Giấy khám sức khoẻ, xét nghiệm do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện.
9. Giấy chứng nhận học lớp an toàn thực phẩm
Chủ cơ sở hoặc người quản lý và người người chế biến thức ăn, phục vụ ăn uống phải học một khóa tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, sau đó nhận Giấy xác nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, định kỳ học tập bổ sung và cập nhật kiến thức ít nhất một lần/năm.
10. Thùng rác
Quán ăn phải có đủ dụng cụ chứa chất thải, rác thải; dụng cụ này phải có nắp đậy kín, thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày; nước thải được thu gom trong hệ thống kín, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường.
11. Nguồn gốc nguyên liệu
Bạn có thể tìm hiểu nguồn gốc thực phẩm, vì Cục an toàn thực phẩm quy định: Nguyên liệu thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ, bảo đảm an toàn; có hợp đồng về nguồn cung cấp theo quy định và không sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y tế.
12. Lưu mẫu
Có sổ sách ghi chép thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước; có đủ dụng cụ, tủ lưu mẫu thức ăn và đảm bảo chế độ lưu mẫu thực phẩm ít nhất 24 giờ theo quy định.