Đang hưởng chế độ thân nhân liệt sĩ mấy chục năm trời, bỗng dưng đúng ngày Thương binh - Liệt sĩ 27.7.2004, gia đình bà Nguyễn Thị Thinh, trú tại xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bị cắt mọi chế độ. Đã 12 năm ròng, bà Thinh đưa đơn khắp nơi kiến nghị, khiếu nại nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.

12 năm tủi hổ vì bỗng dưng bị cắt chế độ thân nhân liệt sĩ

Nam Phong | 27/07/2016, 05:43

Đang hưởng chế độ thân nhân liệt sĩ mấy chục năm trời, bỗng dưng đúng ngày Thương binh - Liệt sĩ 27.7.2004, gia đình bà Nguyễn Thị Thinh, trú tại xã Phù Lưu Tế, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) bị cắt mọi chế độ. Đã 12 năm ròng, bà Thinh đưa đơn khắp nơi kiến nghị, khiếu nại nhưng tới nay vẫn chưa được giải quyết thoả đáng.

Mọi chuyện diễn ra yên bình thì chợt một ngày, gia đình bà Thinh sửng sốt và thấy tủi vô cùng khi ngày Thương binh - Liệt sĩ(TBLS) 27.7.2004, gia đình bị cắt mọi chế độ thăm hỏi của địa phương mà không đượcthông báo lý do.

Cho đến nay, đã 12 năm trôi qua, biết bao đơn từ của gia đình bà Thinh đã gửi các cấp xã, huyện, sở nhưng vẫn không được cấp chế độtrở lại.

Theo bà Thinh, bố của bà là Nguyễn Đình Tụng, sinh năm 1927 đã hy sinh ngày 25 tháng 5 năm 1954 (âm lịch). ”Bố tôi trong thời gian đó là cán bộ thuế của xã Tam Đức (nay là Phù Lưu Tế), khi thực dân Pháp càn quét, bố tôi đã cùng một số người đem tài liệu đi cất giấu. Nhưng không may, bố tôi đã bị địch bắn chết tại đầu làng”, bà Thinh trình bày.

Bà Nguyễn Thị Thinh cảm thấy tủi hổ bởi danh dự của bố mình và gia đình đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Kể từ đó tới năm 2004, gia đình luôn nhận được mọi chế độ thăm hỏi vào các dịp tưởng nhớ TBLS, kể cả quà cấp xã đến cấp tỉnh (năm 2002, gia đình bà Thinh cũng nhận được quà của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Tây trao tặng). Và ngay bản thân bà Thinh những năm tháng đi học, bà cũng được hưởng chế độ đãi ngộ đối với con liệt sĩ(được miễn học phí, được học bổng).Khi bà kết thúc học chuyên nghiệp, bà Thinh cũng được huyện ưu tiên nhận về bệnh viện huyện công tác.

Tới năm 2004, khi thực hiện thông tư 14 của Chính phủ về việc chăm sóc đời sống đối với gia đình có công với cách mạng, rà soát suy tôn liệt sĩ, xã Phù Lưu Tế và Phòng LĐTB&XHhuyện Mỹ Đức chỉ thấy tên liệt sĩNguyễn Đình Tụng trong danh sách liệt sĩcủa địa phương, song lại không có số bằng Tổ quốc ghi công. Vì vậy, địa phương đãcắt chế độ đối với gia đình bà Thinh. Hiện nay, ngôi mộ của ông Nguyễn Đình Tụng vẫn nằm trong nghĩa trang liệt sĩcủa xã Phù Lưu Tế nhưng đã bỏbia mộ (vì xã chưa xác minh được ông Tụng có là liệt sĩhay không).

Phần mộ của ông Tụng tại Nghĩa trang liệt sĩxã Phù Lưu Tếđã được bỏ bia ghi danh liệt sĩ.

Đáng lưu ý, bao nhiêu năm đó, tại cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Phù Lưu Tế giai đoạn 1945-1975 có ghi danh liệt sĩNguyễn Đình Tụng hy sinn từ thời chống Pháp; bia đá ghi danh các liệt sĩtại Nghĩa trang liệt sĩxã Phù Lưu Tế cũng ghi tên ông Nguyễn Đình Tụng.

Tại hồ sơ quản lý danh sách liệt sĩcủa huyện Mỹ Đức có tên liệt sĩNguyễn Đình Tụng nhưng không có số bằng Tổ quốc ghi công. Theo lời ông Trần Ngọc Nghìn, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Mỹ Đức thì khi đó, việc thực hiện cắt chế độ đối với thân nhân liệt sĩcủa gia đình bà Thinh là đúng.

Trao đổi với PV báo điện tửMột Thế Giới, ông Nguyễn Duy Thuế,Chủ tịch UBNDxã Phù Lưu Tế thừa nhận, từ năm 2004 trở về trước, chính quyền xã thực hiện đầy đủ việc thăm hỏi, động viên vào các dịp lễ, Tết đối với thân nhân ông Nguyễn Đình Tụng. Nhưng khi phòng LĐTB&XH huyện Mỹ Đức thông báo cắt mọi chế độ thì xã chỉ biết thực hiện.

Chính quyền xã đã phối hợp cùng phòng LĐTB&XH tổ chức hội nghị đối thoại với các nhân chứng công tác cùng thời với ông Tụng. Tuy nhiên, có ý kiến của một trong số các nhân chứng cho rằng ông Tụng không phải cán bộ thuế thời bấy giờ, dovậy việc suy tôn ông Tụng đã bị dừng lại ở đây.

Tại cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Phù Lưu Tế giai đoạn 1945-1975 có ghi rõ liệt sĩNguyễn Đình Tụng hy sinh trong thời kỳ chống Pháp.

Bà Thinh bức xúc: “không lẽ bố tôi không phải là liệt sĩthời bấy giờ mà hội đồng cán bộ xã lại đưa hài cốt của bố tôi vào nghĩa trang để nhân dân và chính quyền xã chăm sóc, thờ phụng ông trong nghĩa trang từ bấy tới năm 2004? Và tất cả những chế độ mà gia đình đã được hưởng từ trước tới nay là do các cấp chính quyền nhầm lẫn?”.

Theo Thông tư số 28, ngày 22.10.2013của liên Bộ: LĐTB&XH, Quốc phòng, có hiệu lực từ ngày 15.12.2013, thì người hy sinh đã được chính quyền và nhân dân suy tôn đưa vào an táng trong nghĩa trang liệt sĩ nơi hy sinh, được gắn bia mộ liệt sĩ từ ngày 31.12.1994 trở về trước là đủ căn cứ xác nhận liệt sĩ.

Liên quan tới việc này, Sở LĐTB&XH Hà Nội từng có văn bản ngày 9.1.2015 gửi phòng LĐTB&XH huyện Mỹ Đức, theo đó, Sở LĐTB&XH Hà Nội đề nghị phòng LĐTB&XH huyện Mỹ Đức kiểm tra hồ sơ, khẩn trương hướng dẫn gia đình bổ sung giấy xác nhận về phần mộ và thời điểm an táng hài cốt liệt sĩcủa Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội.

"Nếu còn vướng mắc khi xác lập và tiếp nhận hồ sơ liệt sĩđối với ông Nguyễn Đình Tụng, đề nghị phòng LĐTB&XH huyện Mỹ Đức có thông báo bằng văn bản đến sở LĐTB&XHđể xin ý kiến chỉ đạo của Cục Người có công - Bộ LĐTB&XH kịp thời tháo gỡ, không để khiếu kiện kéodài", văn bản nêu rõ.

Ấy thế nhưng, cho đến nay, việc này vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng.

Trả lời PV báo điện tử Một Thế Giới, ông Trần Thanh Binh, Trưởng phòng Chính sách người có công - Sở LĐTB&XH Hà Nộithừa nhận vụ việc kéo dài đã 12 năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết dứt điểm được bởi phòng LĐTB&XH huyện Mỹ Đức và chính quyền địa phương đã không thực hiện các bước theo đúng quy định và hướng dẫn của Sở.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khánh thành và khai thác cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo, Diễn Châu – Bãi Vọt
Chiều 28.4, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp với UBND các tỉnh Ninh Thuận, Nghệ An, Hà Tĩnh tổ chức lễ khánh thành Dự án đường bộ cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
12 năm tủi hổ vì bỗng dưng bị cắt chế độ thân nhân liệt sĩ