Sau đây là 21 chiêu bảo mật giúp bạn tự bảo vệ mình khi sử dụng Internet. 

21 chiêu giúp bạn tăng cường bảo mật khi online

Một Thế Giới | 06/03/2015, 18:52

Sau đây là 21 chiêu bảo mật giúp bạn tự bảo vệ mình khi sử dụng Internet. 

 Tuân thủ 21 chiêu bảo mật sau đây, bạn có thể tăng cường khả năng tự vệ cũng như hạn chế khả năng bị theo dõi khi  chơi game, lướt web,  kiểm tra email, vào mạng xã hội. 
1. Bảo mật email bằng các tiện ích mở rộng (extensions)
Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ email của các nhà cung cấp như Gmail hay Yahoo Mail và không muốn hoặc không thể chuyển sang dịch vụ khác có tính bảo mật cao hơn thì bạn nên xem xét cài đặt Mailvelope. Mailvelope là một extension dành cho trình duyệt Google Chrome hoặc Mozilla Firefox sử dụng bộ mã hóa OpenPGP. 
Một extension tương tự là SecureGmail, nó sẽ mã hóa và giải mã những email mà bạn gửi qua tài khoản Gmail. Sử dụng extension này có nghĩa là nội dung email sẽ không bao giờ bị máy chủ của Google đọc được. Tuy nhiên, người nhận email cũng cần phải cài đặt extension tương tự để giải mã và đọc được nội dung email.
2. Chế độ ẩn danh
21 chieu bao mat giup ban tang cuong bao mat khi online-hinh-anh-1
Đây có lẽ là một trong những lựa chọn bảo mật cơ bản nhất được nhiều người sử dụng. Cả bốn trình duyệt phổ biến – Google Chrome, Internet Explorer, Mozilla Firefox và Safari – đều có chế độ duyệt web riêng tư cho người dùng có thể dễ dàng kích hoạt trong phần cài đặt của trình duyệt. Khi chế độ này được kích hoạt, trình duyệt sẽ không lưu lại cookies hay lịch sử duyệt web trên máy tính của bạn. 
Tuy nhiên, nó không thật sự hữu ích và có lẽ chỉ được dùng để giấu lịch sử duyệt web đối với anh em, cha mẹ, và người yêu. Ngoài việc không hiển thị lịch sử web trên máy tính của bạn thì hầu như chế độ ẩn danh không giúp ích được gì vì địa chỉ IP của bạn vẫn có thể bị tìm ra.
3. Không sử dụng các trang mạng xã hội

21 chieu bao mat giup ban tang cuong bao mat khi online-hinh-anh-2
Lượng thông tin cá nhân mà các trang mạng xã hội như Facebook, Google Plus và Twitter thu được từ hàng tỷ của người dùng của nó là vô cùng lớn. Bạn hãy thử đến trang facebook.com/settings và nhấn vào “Tải một bản sao dữ liệu Facebook của bạn” và bạn sẽ thật sự sốc khi thấy lượng thông tin được lưu trong đó. 
Tất cả mọi thứ từ việc người nào đã ‘poke’ bạn cho đến những sự kiện nào bạn đã hoặc không tham gia, hay bạn đã đăng nhập vào tài khoản của mình khi nào và ở đâu, tất cả đều được ghi nhận và lưu tại. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các trang mạng xã hội lớn khác. Đây là cái giá mà bạn phải trả cho việc dùng dịch vụ “miễn phí”. 
Cách duy nhất để xóa triệt để lượng thông tin này là xóa hoàn toàn các tài khoản của bạn. Đặc biệt chú ý rằng “deactivating” (hủy kích hoạt) tài khoản không có nghĩa là xóa tài khoản. Deactivating chỉ giống như đưa tài khoản của bạn vào trạng thái ngủ đông và bạn hoàn toàn có thể “reactivating” (kích hoạt lại) bất cứ lúc nào.
4. Khóa và quản lý Tracker
Một số lượng lớn các trang web theo dõi và thu thập các thói quen duyệt web của người dùng nhờ vào tracker, và người dùng thì không hay biết về điều này. Ghostery là một extension miễn phí – có sẵn trên hầu hết các trình duyệt lớn – giúp phát hiện tracker. 
Sau đó, bạn có thể quyết định mình cảm thấy thoải mái khi bị tracker nào theo dõi và nên chăn tracker nào. Ghostery hiện nắm rõ hơn 1,900 công ty. Mỗi công ty đều có thông tin được đăng tải trên Thư viện của Ghostery, cho phép bạn hiểu rõ hơn về công ty đó và tại sao họ lại muốn theo dõi hoạt động duyệt web của bạn để đưa ra quyết định phù hợp.

5. Mã hóa Email
21 chieu bao mat giup ban tang cuong bao mat khi online-hinh-anh-3
Hầu hết dịch vụ email của các nhà cung cấp nổi tiếng và thông dụng – Gmail, Hotmail, Yahoo Mail, Outlook – đều không có chế độ bảo mật tốt. Để được sử dụng email mã hóa với chất lượng tốt hơn, hãy xem xét chuyển sang đăng ký với các nhà cung cấp an toàn hơn. 
Hushmail hiện đang rất phổ biến. Nó cung cấp tài khoản email cá nhân, không có quảng cáo, tích hợp mã hóa và cho phép đặt bí danh không giới hạn. Người dùng có thể dùng thử dịch vụ miễn phí có giới hạn hoặc đăng kí sử dụng nhiều tính năng hơn với một khoản phí thuê bao hàng tháng.
 Tuy nhiên, Hushmail vẫn không thể bảo vệ hoàn toàn cho khách hàng khi dính tới pháp luật. Hushmail từng bị buộc phải tiết lộ thông tin người dùng theo lệnh của tòa án. MyKolad là một dịch vụ tương tự Hushmail và từ trước đến nay chưa từng phải tiết lộ thông tin người dùng; tuy nhiên, việc cho phép một bên thứ ba truy cập thông tin theo pháp luật vẫn là một khả năng có thể xảy ra.
(Còn tiếp kỳ sau)
Ailita Nguyễn (theo The Guardian)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những chuyến xe nghĩa tình mang nước sạch đến vùng hạn mặn ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Hiện nay, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang là những vùng bị nhiễm mặn nặng và có nhiều hộ dân đang “khát nước”. Hàng ngày, những chuyến xe hay sà lan chở nước đã được các nhà hảo tâm tổ chức chở khẩn cấp đến cứu trợ cho bà con.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
21 chiêu giúp bạn tăng cường bảo mật khi online