Sau trận bán kết lượt về và chung kết lượt đi AFF Cup 2018 của đội tuyển Việt Nam, hai nam thanh niên và một cô gái tử nạn vì chạy xe máy tốc độ cao khi xuống đường đi bão.

3 thanh niên tử nạn sau 2 đêm: Thôi mượn lý do yêu tuyển Việt Nam để đi bão!

Hồng Quân | 12/12/2018, 15:59

Sau trận bán kết lượt về và chung kết lượt đi AFF Cup 2018 của đội tuyển Việt Nam, hai nam thanh niên và một cô gái tử nạn vì chạy xe máy tốc độ cao khi xuống đường đi bão.

Xem thêm:MC Diệp Chi thương Đức Chinh vì bị chửi không thương tiếc, Đình Trọng phản ứng

Người quản lý ứng xử kiểu chợ búa, Hà Đức Chinh hóa tội đồ

Đức Chinh học Công Phượng lừa 90 triệu người, fan vào 'nhà' Ronado chúc Việt Nam vô địch

Thanh niên nhầm lịch thi đấu đến sân Mỹ Đình xem Việt Nam đá chung kết lượt đi AFF Cup?

Sang Malaysia, ông Nguyễn Lân Trung không được vào sân xem chung kết AFF Cup

Tối 6.12, hàng loạt tai nạn xe máy xảy ra trên cả nước vì đám đông đi bão mừng đội tuyển Việt Nam thắng Philipines 2-1 ở bán kết lượt về AFF Cup 2018 trên sân Mỹ Đình để vào chung kết. Ghê rợn nhất là vụ nam thanh niên chở bạn chạy tốc độ bàn thờ, vượt đèn đỏ ở ngã tư trên Đại lộ Phạm Văn Đồng (đoạn thuộc quận 6, TP.HCM) tông vào xe máy qua đường lúc 22 giờ 42 phút. Kết cục là tổ lái và cả người ngồi sau đều tử nạn.

Sau trận chung kết lượt đi AFF Cup 2018 tối 11.12, đội tuyển Việt Nam bị Malaysia cầm hòa 2-2 đáng tiếc dù dẫn trước 2 bàn nhưng rất nhiều nam nữ thanh thiếuniên vẫn tranh thủ đi bão phá làng phá xóm.

Điều đáng buồn xảy ra với hai cô gái trên đường về nhà sau khi đi bão ở Bình Dương. Do không làm chủ được tay lái khi tránh container rẽ phải, một ngườitử nạn, một ngườinguy kịch.

Vụ tai nạn xảy ra khoảng 2 giờ sáng12.12 trên quốc lộ 13 đoạn qua phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Thời điểm trên, haicô gái chở nhau trên xe máy biển số 47F1-464.71 lưu thông trên quốc lộ 13 hướng từ TP.HCM về Bình Dương.Khi xe đến ngã ba giao với cổng Khu công nghiệp Việt Hương, tài xế container biển số 61C-286.30 ôm cua rẽ phải. Cô gái 23 tuổi quê Đắk Lắk chạy tốc độ cao vượt lên trước đầu container, lao lên vỉa hè, té xe và chết tại chỗ. Cô gái ngồi sau bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.Tại hiện trường, xe máy hư hỏng phần đầu và còn treo băng rôn cổ vũ.

Băng rôn cổ vũ tuyển Việt Nam treo trên xe rơi tại hiện trường vụ tai nạn.

Vẫn còn có những tai nạn giao thông khác tối 11.12chưa được thống kê, song xin mượn bài viết của Facebooker Trần Tiến để khuyên các thanh thiếu niên nên có những cách ăn mừng và thể hiện tình yêu với đội tuyển Việt Nam văn minh hơn. Đừng mượn lý do yêu đội tuyển quốc gia để xách xe xuống phố la hét, kẹp 3 kẹp 4, rồ ga, nẹt pô inh ỏi, chạy quá tốc độ, đốt pháo sáng… vì phía sau “cơn bão” là nỗi lo lắng của gia đình.

Nội dung bài viết như sau:

Tôi vốn không thích việc nói về nỗi buồn của mình để làm phai nhạt niềm vui của người khác.

Những ngày qua và những ngày trước nữa, chưa bao giờ Việt Nam lại được thỏa cơn khát chiến thắng như vậy. Mọi người có cơ hội đổ ra đường, hòa cùng dòng người, hét vang "Việt Nam vô địch" trong niềm vui sướng tột độ. Giữa cái không khí náo nhiệt ấy, có nhiều câu chuyện buồn bị mắc kẹt lại giữa đám đông, rồi bị cuốn trôi đi mãi.

Niềm vui đến rồi đi, dòng người hợp rồi tan, để lộ ra những thứ xấu xí mà nhiều người bỏ quên. Họ bỏ quên trách nhiệm, bỏ quên thứ tình yêu bóng đá đẹp đẽ và đôi khi là bỏ quên cả mạng sống của người khác. Câu chuyện về những chàng thanh niên đi bão ăn mừng chiến thắng rồi mãi không trở về khiến tôi cảm thấy xót xa.

Xót xa cho chính họ, cho những người bị liên đới và cho cả gia đình của những người lẽ ra còn cả một quãng đời dài đằng đẵng phía trước. Phía sau niềm vui của những người con ra đường cùng bè bạn để ăn mừng chiến thắng, là nỗi lo lắng của gia đình ở nhà.

Báo chí nước ngoài khen CĐV Việt Nam thật sôi động, kèm theo đó là những bức ảnh đẹp đẽ về những dòng người nhuộm đỏ các khu phố. Song cũng là những khu phố ấy, khi mọi người ai đã về nhà nấy, để lộ ra những túi, chai lọ, vỏ pháo nằm ngổn ngang. Phía sau niềm vui của những CĐV là nỗi buồn của những cô chú lao công giữa cái tiết trời giá lạnh của sớm Hà Nội.

Đi bão có lẽ là thời điểm hiếm hoi mà người ta không thấy bực tức vì tắc đường, không thấy nhăn mặt vì khói xe, không thấy lườm mắt vì còi xe inh ỏi. Thế nhưng đi bão cũng là thời điểm mà nhiều trò lố được nấp dưới danh nghĩa “yêu đội tuyển Việt Nam”. Không nón bảo hiểm, kẹp 3 kẹp 4, rồ ga, nẹt pô inh ỏi, chạy xe quá tốc độ, đốt pháo sáng… bỗng dưng trở thành chuyện bình thường.

Tối qua Việt Nam hòa, tôi nằm trằn trọc giữa tiếng còi inh ỏi, tiếng la hét từ bốn phương tám hướng và hoài nghi về lòng yêu đội tuyển Việt Nam của những người đi bão. Dường như chuyện banh bóng chỉ là một cái cớ cho những cô cậu thanh niên tuổi nổi loạn xách xe ra đường “đi bão hợp pháp”.

Cảm giác như đây là kiểu yêu đội tuyển Việt Nam chỉ là cái cớ để họ có thể xách xe xuống phố la hét. Nếu họa may đội tuyển xảy chân thì rất có thể sẽ phải gánh chịu rất nhiều gạch đá. Phía sau dòng người đang lấp đầy các con phố, còn có những nỗi buồn chẳng ai thấu. Tôi có ông bạn vốn rất yêu bóng đá, nhưng việc anh trải qua đã khiến anh bảo rằng "chưa bao giờ căm ghét việc đi bão đến thế". Trong một đêm Việt Nam thắng, đứa con trai nhỏ của anh bị tai nạn, đầu bị lủng một lỗ và chảy máu liên tục. Xe cấp cứu không thể đến nhà anh vì đường xá đã kẹt cứng. Hai vợ chồng anh phải chở con đi bằng xe máy, giữa trời khuya, nhích từng bước từng bước một giữa đám đông ồn ào huyên náo. Con anh mặt ngơ ngác giữa tiếng hò reo la hét và tiếng kèn inh ỏi, máu trên đầu vẫn cứ chảy mặc cho những nỗ lực cầm máu, vợ chồng anh vừa lo lắng vừa bất lực lại vừa căm tức đến rơi nước mắt. Con đường đến bệnh viện vốn chỉ vỏn vẹn 10 phút chạy xe, nay đã kéo dài đến hơn 30 phút. May rằng sau tất cả, con trai anh vẫn vô sự.

Câu chuyện của anh khiến tôi sững sờ, tự hỏi giữa những con phố kẹt cứng vì dòng người đi bão ấy, họa may có ai đấy đang trong cơn nguy kịch thì cứu thế nào? Sẽ chẳng to tát nếu chỉ là mất ngủ vì dòng người la hét và bóp còi liên tục suốt từ đêm đến gần sáng. Sẽ chẳng có gì to tát nếu chỉ là những bãi rác lớn được gom lại sau vài tiếng cật lực của các cô chú lao công. Sẽ thật bi kịch nếu ai đó phải rời xa cõi đời vì thần chết có thể bay qua những con phố kẹt cứng, còn xe cứu thương thì không.

Tôi vốn không thích việc nói về nỗi buồn của mình để làm phai nhạt niềm vui người khác. Nhưng lại càng sai trái khi niềm vui của mình lại trở thành nỗi buồn người khác.

Tôi mong rằng trước những chiến thắng vinh quang của đội nhà, chúng ta - những người hâm mộ - có những cách ăn mừng và thể hiện tình yêu văn minh hơn. Tình yêu đôi khi không cần quá khoa trương và ồn ào, đôi khi chỉ đơn giản là một buổi tiệc nhỏ tại gia, sau đó đánh một giấc ngủ ngon đến sáng.

Tình yêu là nụ cười vỡ òa khi đội tuyển chiến thắng, giọt nước mắt khi đội nhà dừng bước, chứ không phải những tiếng hét thất thanh vô hồn, vô nghĩa hòa cùng tiếng còi và nẹt bô inh ỏi để thỏa cái tôi nổi loạn.

Tình yêu là khi ngay cả bạn bước xuống phố, bạn thể hiện mình là một người văn minh.

Xem thêm:Cây xăng tặng khách tên Hải - Phượng 50 ngàn ủng hộ Việt Nam trước chung kết AFF Cup

Người đàn ông U40 hôn nữ sinh 15 tuổi trên giường rồi nói chỉ đùa giỡn: Ai tin?

Cầm gậy phang gục tài xế Go-Viet, thanh niên chạy xe ôm bị đám đông rượt đánh

Hoa Vinh bị tố làm nữ diễn viên tên Bích có bầu rồi phũ: Cái thai của ai?

Nghi đòi iPhone X vì bạn gái xinh cho trai lạ vào phòng, 9x bị đòi lại tiền quan hệ 4 năm

Bố bắn chết kẻ đột nhập vào nhà cưỡng hiếp con gái

Giữ gìn trinh tiết 23 năm, mỹ nữ xấu hổ với bạn trai sau lần đầu làm chuyện ấy

Nhân Hoàng - Trần Tiến
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
6 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 thanh niên tử nạn sau 2 đêm: Thôi mượn lý do yêu tuyển Việt Nam để đi bão!