Do con người đã di tản hết nên Chernobyl đã trở thành môi trường sống và phát triển lý tưởng của nhiều loài động vật hoang dã. Nhưng giờ đây sau 30 xảy ra thảm họa, con người đã bắt đầu quay trở về "miền đất chết" này để sinh sống.

30 năm sau thảm họa Chernobyl, người Ukraine bắt đầu quay trở lại

25/04/2016, 14:06

Do con người đã di tản hết nên Chernobyl đã trở thành môi trường sống và phát triển lý tưởng của nhiều loài động vật hoang dã. Nhưng giờ đây sau 30 xảy ra thảm họa, con người đã bắt đầu quay trở về "miền đất chết" này để sinh sống.

Ngày 26.4.1986, vụ nổ nhà máy điện hạt nhân tại Chernobyl đã giải phóng lượng lớn bụi phóng xạ, khiến một vùng rộng lớn bị ô nhiễm phóng xạ nghiêm trọng và buộc hàng trăm ngàn người phải di tản. Sau thảm họa này, khu vực Chernobyl đã bị ô nhiễm phóng xạ nặng đến nỗi không có người nào có thể sống ở đây trong vài chục năm nay.

Tuy nhiên, việc con người không sinh sống được lại biến Chernobyl thành nơi trú ẩn lý tưởng cho các loài động vật hoang dã, trong đó có chó sói, gấu và ngựa hoang.

Hiện tại vẫn chưa có ai nghiên cứu xem rằng liệu những loài động vật này khi sống trong môi trường ô nhiễm phóng xạ có bị mắc các bệnh liên quan như ung thư, dị tật bẩm sinh… hay không. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra sự hiện diện của con người còn nguy hiểm đối với động vật hoang dã hơn hàng ngàn tấn chất phóng xạ.

Giáo sư Nick Beresford thuộc Trung tâm Sinh thái và Thủy văn Lancaster nói: “Phóng xạ chỉ làm tăng nguy cơ mắc các căn bệnh, còn con người thì giết chóc hoặc tàn phá môi trường sống của động vật hoang dã”.

Trong những năm gần đây, một số người sau khi được sơ tán đã trở lại Chernobyl sinh sống.

Bà Maria Lozbin, một trong số những người trở về, cho biết mình rất vui khi về lại Chernobyl. “Ở đây đã không còn phóng xạ nữa, tôi không sợ gì cả. Tôi sẽ chết vì tuổi già chứ không phải vì bị nhiễm phóng xạ”, bà Lobin khẳng định.

Leonid Bogdan, người phụ trách giám sát khu vực Chernobyl, cho biết mặc dù chính phủ đã khuyến cáo những người hồi hương này nên rời khỏi khu vực vì sự an toàn của họ nhưng khuyến cáo này thường bị phớt lờ.

Ngoài ra, những thực phẩm do những người hồi hương trồng cũng không được đem ra khỏi khu vực vì lượng phóng xạ trong đất tại Chernobyl vẫn còn rất cao, Bogdan cho biết.

Cẩm Bình (theo The Independent)

Ảnh: Một đàn ngựa hoang sống gần nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
9 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
30 năm sau thảm họa Chernobyl, người Ukraine bắt đầu quay trở lại