Nhiều điểm trong quy chế thi quốc gia khiến nhiều thầy cô, học sinh, phụ huynh không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng.

4 điều đáng bàn về quy chế thi quốc gia

Một Thế Giới | 13/03/2015, 16:18

Nhiều điểm trong quy chế thi quốc gia khiến nhiều thầy cô, học sinh, phụ huynh không tránh khỏi những băn khoăn, lo lắng.

Nhiều vấn đề gây bàn cãi xung quanh Quy chế thi quốc gia mà Bộ GD-ĐT vừa ban hànhNăm 2015 là lần đầu tiên Bộ tổ chức kỳ thi 2 trong 1 với việc gộp chung kỳ thi THPT quốc gia và thi kỳ thi Tuyển sinh ĐH – CĐ. Đổi mới này không chỉ giảm gánh nặng cho thí sinh mà còn giảm chi phí cho cả xã hội, tuy nhiên :

Thứ nhất, đó chính là nguy cơ học lệch ở học sinh. Trước đây, học sinh buộc phải học đều các môn do có tới 6 môn thi bắt buộc trong khi 2 môn trong số đó đến thời điểm chót mới công bố. Tuy nhiên Quy chế thi quốc gia năm nay, với việc đánh giá tốt nghiệp THPT của học sinh bằng 3 môn thi bắt buộc và 1 môn thi tự chọn, đã vô hình chung tạo điều kiện cho học sinh chỉ học chiếu lệ các môn khác.

Thứ hai, việc quy định hai loại cụm thi có thể dẫn đến mất công bằng giữa các thí sinh. Theo Điều 5 Quy chế thi THPT quốc gia, cụm thi liên tỉnh phục vụ các thí sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng trong khi cụm thi nội tỉnh dành cho thí sinh chỉ có nguyện vọng đỗ tốt nghiệp. Với quy định này các thí sinh thi ở cụm thi nội tỉnh sẽ không được dùng kết quả thi để xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Do đó các thí sinh ở xa, không có điều kiện đi lại, chỉ có thể thi ở cụm thi nội tỉnh sẽ chịu nhiều thiệt thòi.

Thứ ba là những nghi ngại về chất lượng cũng như tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp. Thời gian qua, mặc dù tỉ lệ đỗ cao, thậm chí trên 90% nhưng lại rất đáng ngờ vì chưa tương xứng với chất lượng thí sinh. Những đổi mới trong công tác tuyển sinh năm nay được kỳ vọng sẽ khắc phục các hạn chế trong các mùa tuyển sinh trước nhưng liệu khoảng cách giữa tỷ lệ đỗ và chất lượng thí sinh sẽ rút ngắn?

Thứ tư, việc quy định giữ ngưỡng đầu vào theo Điều 12 của Quy chế có thể là chưa phù hợp. Để đảm bảo chất lượng đầu vào, thiết nghĩ nên tập trung cho khâu xây dựng đề thi hướng tới chuẩn mực thay vì áp dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào. Về bản chất, ngưỡng này chính là một dạng biến tướng của “điểm sàn” trước đây

Hiếu Phan

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
9 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 điều đáng bàn về quy chế thi quốc gia