Một báo cáo mới của Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ cho biết 13% bệnh ung thư có liên quan đến vi khuẩn hoặc vi rút. Vắc xin là phương pháp điều trị cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ nhất.
Khoa học - công nghệ

4 loại vi rút phổ biến có thể gây ung thư

Đan Thùy 30/09/2024 12:17

Một báo cáo mới của Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ cho biết 13% bệnh ung thư có liên quan đến vi khuẩn hoặc vi rút. Vắc xin là phương pháp điều trị cung cấp khả năng bảo vệ mạnh mẽ nhất.

Hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày là do vi khuẩn gây ra. Phần lớn các trường hợp ung thư cổ tử cung cũng như một số loại ung thư sinh dục và miệng là do vi rút gây ra.

Theo một báo cáo mới được công bố bởi Hiệp hội Nghiên cứu ung thư Mỹ, khoảng 13% ca mắc ung thư trên toàn cầu liên quan đến vi rút HPV, viêm gan B và C, vi rút H. pylori.

Các nhà nghiên cho biết 4 loại vi rút sau đây gây ra các ung thư thường gặp. Hầu hết trong số đó đều có thể phòng ngừa bằng vắc xin.

anh-man-hinh-2024-09-30-luc-11.07.45.png

Vi rút u nhú (HPV)

Có hơn 200 loại vi rút papilloma (HPV), bao gồm hàng chục loại làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư cổ tử cung, ung thư sinh dục và ung thư miệng.

Hầu hết những người bị nhiễm HPV sẽ tự khỏi. Nhưng khoảng 10% phụ nữ bị nhiễm HPV có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung, ung thư sinh dục và ung thư miệng. Điều này có thể khiến các tế bào nhân lên nhanh chóng và vô hiệu hóa các protein ức chế khối u, theo Denise Galloway, Giám đốc khoa học của Trung tâm nghiên cứu tích hợp các bệnh ác tính liên quan đến tác nhân gây bệnh tại Trung tâm ung thư Fred Hutch ở Washington (Mỹ).

Hầu hết những người có quan hệ tình dục sẽ bị nhiễm vi rút papilloma ít nhất một lần trong đời. Sử dụng bao cao su có thể bảo vệ chống lại nhiễm vi rút HPV song tiêm vắc xin cung cấp khả năng bảo vệ mạnh nhất.

Tiến sĩ Galloway cho biết: "Nếu bạn tiêm vắc xin khi còn trẻ, nguy cơ sẽ giảm xuống bằng không".

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên tiêm 2 hoặc 3 liều vắc xin HPV bắt đầu từ độ tuổi 11 - 26. Một số người lớn tuổi cũng có thể chọn tiêm vắc xin. Song nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiều người trẻ đủ điều kiện tiêm vắc xin vẫn chưa được tiêm.

Bên cạnh đó, việc phát hiện sớm cũng rất cần thiết để điều trị các bất thường về tế bào do HPV gây ra trước khi chúng chuyển thành ung thư.

Viêm gan B và C

Tiến sĩ Sunyoung Lee, bác sĩ chuyên khoa ung thư tiêu hóa tại Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Texas (Mỹ), cho biết những loại vi rút này chủ yếu dẫn đến ung thư bằng cách gây viêm ở các tế bào gan. Viêm mãn tính dẫn đến tích tụ mô sẹo ở gan, được gọi là xơ gan, là một yếu tố nguy cơ cao gây ung thư. Trong một số trường hợp, viêm gan B cũng có thể trực tiếp gây ung thư bằng cách thay đổi các tế bào gan khỏe mạnh.

Viêm gan B và C đều có thể lây truyền qua tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc các chất dịch cơ thể khác. Ở Mỹ, viêm gan C thường xảy ra nhất ở những người tiêm chích ma túy dùng chung kim tiêm.

Viêm gan B cũng thường có thể lây từ mẹ sang con. Vi rút này phổ biến nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Có một loại vắc xin rất hiệu quả chống lại viêm gan B và việc tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh phòng ngừa loại vi rút này đã được khuyến cáo từ năm 1991.

Hiện chưa có vắc xin phòng ngừa viêm gan C, nhưng không dùng chung kim tiêm là cách tốt nhất để giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.

Tiến sĩ Lee cho biết thuốc kháng vi rút có thể chữa khỏi bệnh viêm gan C nhưng nhiều bệnh nhân không được điều trị kịp thời do họ không nhận ra tình trạng nhiễm bệnh của mình là nghiêm trọng và cần được điều trị.

Viêm gan B có thể dao động từ nhiễm trùng cấp tính, nhẹ đến nhiễm trùng mãn tính. Những bệnh nhiễm trùng dai dẳng này cần được điều trị, bao gồm cả thuốc kháng vi rút và trong một số trường hợp có thể dùng interferon, một loại protein giúp hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.

Bác sĩ Lee cũng cho biết vì viêm gan B thường lây truyền từ mẹ sang con nên phụ nữ mang thai nên đi xét nghiệm.

H. pylori

Khoảng một nửa dân số thế giới nhiễm vi khuẩn H. pylori nhưng chỉ có 1-3% trong số đó có thể sẽ phát triển thành ung thư. Các nhà khoa học không hoàn toàn chắc chắn về cách vi khuẩn này gây ra ung thư như thế nào.

Vi khuẩn này được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám trên răng và phân. Việc nhiễm vi khuẩn này thường xảy ra ở trẻ em thông qua tiếp xúc gần gũi với gia đình hoặc nơi ở đông đúc, Tiến sĩ Salama, Phó chủ tịch cấp cao về giáo dục tại Trung tâm Ung thư Fred Hutch (Mỹ) cho biết. Theo ông, hầu hết mọi người đều không có triệu chứng.

Vi khuẩn này gây ra tình trạng viêm mãn tính ở niêm mạc dạ dày, thúc đẩy ung thư. Vi khuẩn này cũng đưa các protein độc hại vào tế bào có thể gây đột biến gien, sinh ra tế bào ung thư.

Tiến sĩ Salama cho biết cách tốt nhất để ngăn ngừa vi khuẩn H. pylori lây lan trong gia đình là tránh dùng chung đồ dùng ăn uống và bàn chải đánh răng. Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây trước khi chế biến thức ăn hoặc ăn, cũng như sau khi đi vệ sinh.

Người dân Mỹ không thường xuyên sàng lọc ung thư dạ dày song những người bị loét dạ dày, đau dạ dày hoặc đi ngoài phân có máu nên được xét nghiệm vi khuẩn.

Bà cho biết các bác sĩ điều trị nhiễm trùng H. pylori bằng thuốc kháng sinh và thường kê đơn thuốc làm giảm axit và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
4 loại vi rút phổ biến có thể gây ung thư