Dưới đây là 5 mẫu giày sneaker có thiết kế trường tồn với thời gian và không bao giờ lỗi mốt.

5 mẫu giày sneaker ‘lịch sử’ không bao giờ lỗi mốt (P.2)

ctv-baotoan | 27/05/2016, 10:52

Dưới đây là 5 mẫu giày sneaker có thiết kế trường tồn với thời gian và không bao giờ lỗi mốt.

>> 5 mẫu giày sneaker ‘lịch sử’ không bao giờ lỗi mốt (P.1)

5. Reebok the Pump

Năm ra mắt: 1989

5 mẫu giày sneaker ‘lịch sử’ không bao giờ lỗi mốt.

Không đi trước Nike trong công nghệ giày thể thao thế hệ mới có cả hệ thống khí hoạt động liên tục ở đế giày, nhưng phiên bản The Pump của Reebok lại có chức năng bom khí cực chất, không hề kém cạnh về độ thoải mái, và được nhiều fan thần kinh giày ưa chuộng hơn bởi giá thành rẻ hơn. Đúng là “kẻ tám lạng người nửa cân”.

Giá bán của mẫu giày này là vào khoảng 170 USD (~3,7 triệu VND) và bạn chỉ có thể mua trực tiếp tại các đại lý của Reebok.

4. Vans Authentic

Năm ra mắt: 1966

Giày Vans Authentic phiên bản 2016.

Không thể nào làm một top list sneaker mà không có sự hiện diện của Vans, một công ty sản xuất giày nổi tiếng từ Mỹ, với mẫu Authentic siêu kinh điển từ lâu đã đi vào lòng người với đặc trưng nổi bật đó là càng mang nhiều, càng dính bẩn, càng tan nát bao nhiêu thì đôi giày lại càng đẹp và chất bấy nhiêu.

Đây có lẽ là quy luật chỉ áp dụng đối với các mẫu giày của Vans. Những đôi giày Vans có giá khá dễ chịu đối với túi tiền của người Việt, vào khoảng từ 55 - 65 USD tại các cửa hàng bán lẻ của Vans cũng như trên trang web của hãng. Các ngôi sao cũng rất thích diện kiểu giày thể thao này như Chris Brown, Pharrell và nhiều ngôi sao khác nữa.

3. Puma Suede

Năm ra mắt: 1968

5 mẫu giày sneaker ‘lịch sử’ không bao giờ lỗi mốt.

Ai lại không yêu một đôi sneaker trắng đen có thể mix với tất cả trang phục đúng không? Không phải đôi giày nào cũng có thể nói rằng bản thân nó đã từng góp mặt trong một khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử thể thao khi VĐV huyền thoại Tommie Smith bước lên bục vinh quang với thành tích 19,83 giây tại kỳ Olympic 1968.

Khoảnh khắc lịch sử tại Olympic năm 1968.

Smith cùng với người đồng hương là John Carlos (người về thứ 3 với thành tích 20,10 giây) đã cùng quay mặt về phía quốc kỳ, đồng thời giơ lên trời nắm tay đeo găng đen để ủng hộ phong trào nhân quyền cho những người Mỹ gốc Phi. Hành động ấy, sau đó, đã đi vào lịch sử với cái tên tạm dịch là “lời chào sức mạnh người da đen tại Olympic 1968” (1968 Olympics Black Power salute).

2. Adidas Superstar

Năm ra mắt: 1969

Thống trị hơn 20 năm không có đối thủ từ thập niên 1970 đến hết thập niên 1980, Superstar cho đến nay là một trong những dòng giày bán chạy nhất trong lịch sử của hãng Adidas, cùng với Stan Smith và Samba.

Lúc bấy giờ, Superstar là mẫu giày sneaker đầu tiên có phần thân giày hoàn toàn được làm bằng da thật, mũi giày vỏ sò “shelltoe” mới lạ, biểu tượng “3 sọc” riêng biệt và phần lót được thiết kế tỉ mỉ chống sự trơn trượt.

1. Nike Air Jordan 1

Năm sản xuất: 1984

Nhắc đến dòng giày Air Jordan thì không thể không nhắc đến thiết kế giày khởi điểm Air Jordan 1 với ma lực hút tiền cho Nike mỗi khi được đưa lên kệ.

Air Jordan 1 được thiết kế riêng cho Michael Jordan vào năm 1984 bởi Peter Moore, với hai màu chủ đạo là đen và đỏ (Jordan 1 “Bred”) theo màu áo đấu của đội Chicago Bulls. Thiết kế giày này ngay lập tức bị bác bỏ bởi David Stern là Ủy viên hội đồng NBA vì ông cho rằng thiết kế giày không có màu trắng là phạm luật (theo luật giày thi đấu ở NBA phải có màu trắng chiếm một phần đáng kể, trong khi Jordan 1 “Bred” chỉ có màu trắng ở phần midsole).

Tuy nhiên Michael vẫn mang đôi giày này mỗi khi thi đấu và phải chịu một khoản tiền phạt là 5000 USD cho mỗi trận, nhưng Nike rất vui lòng đóng khoản tiền phạt đó thay cho MJ và tận dụng việc này như một chiêu trò marketing và quảng bá sản phẩm của mình.

Bảo Nhi
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
6 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
5 mẫu giày sneaker ‘lịch sử’ không bao giờ lỗi mốt (P.2)