Theo thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), đến cuối tháng 3.2017 cho thấy 18/22 bộ và cơ quan ngang bộ đã cung cấp 557 dịch vụ công mức 3 và 295 dịch vụ công mức 4. Trong khi đó, đã có 63/63 tỉnh, thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 10.152 dịch vụ mức 3 và trên 1.101 dịch vụ mức độ 4.

63 tỉnh, thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến

Thu Anh | 07/04/2017, 07:04

Theo thống kê của Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT), đến cuối tháng 3.2017 cho thấy 18/22 bộ và cơ quan ngang bộ đã cung cấp 557 dịch vụ công mức 3 và 295 dịch vụ công mức 4. Trong khi đó, đã có 63/63 tỉnh, thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 10.152 dịch vụ mức 3 và trên 1.101 dịch vụ mức độ 4.

Theo ông Nguyễn Thành Phúc,Cục trưởng Cục Tin học hóa, chỉ số cung ứng dịch vụ công tăng mạnh ở 35 tỉnh thành trong năm 2016, là chỉ số được người dân tham gia khảo sát đánh giá cao nhất. Ông Nguyễn Thành Phúc cũng cho biếthiện có nhiều ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao hiệu quả quản lý,chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Cụ thể, theo thống kê của Cục Tin học hóa, đến năm 2016, số lượng cơ quan sử dụng chữ ký số đã tăng rất nhanh với 70% các bộ và cơ quan ngang bộ sử dụng chữ kỹ số, 84% các tỉnh, thành phố đã sử dụng chữ ký số. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đến cuối tháng 3.2017 đã có 18 bộ ngành cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 557 dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3.

Ở các địa phương, con số này lên tới hơn 10.100 dịch vụ được cung cấp. Một số bộ ngành đã triển khai rất tốt việc ứng dụng CNTT, điển hình là trong lĩnh vực thuế với 99% doanh nghiệp kê khai thuế điện tử, 95% doanh nghiệp nộp thuế điện tử.Lĩnh vực hải quan cũng đã thực hiện kê khai hải quan điện tử với tỷ lệ 100%.

“Chúng ta cũng đã triển khai hệ thống đăng ký doanh nghiệp toàn quốc, trong năm 2016 cũng đã kết nối hệ thống thông tin y tế khám chữa bệnh trên phạm vi toàn quốc”, ông Phúc nói thêm.

Được biết, cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại những kết hợp các công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình, phương thức quản lý giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả. Ngoài ra, ứng dụng CNTT, Big Data Analytic, robot… bao trùm các ngành, lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

“Ứng dụng CNTT vàIoTkết nối các hệ thống thông tin giám sát, quản lý với các hệ thống thông tin điều hành, giúp các cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt thông tin và đưa ra các quyết định, chỉ đạo điều hành kịp thời và hiệu quả hơn…”, Cục trưởng Cục Tin học hóa phân tích.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của CNTT và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang đặt ra nhiều thách thức buộc Việt Nam phải định hướng triển khai cụ thể. Theo báo cáo của Cục Tin học hóa, trong năm 2017 sẽ giảm thời gian nộp thuế và bảo hiểm xã hội từ 540 giờ xuống dưới 168 giờ; giảm thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan từ 166 ngày xuống dưới 120 ngày; giảm thời gian thực hiện thủ tục xuất khẩu từ 108 giờ xuống 70 giờ, thủ tục nhập khẩu từ 138 giờ xuống 90 giờ…

Theo báo cáo từ Liên Hợp Quốc công bố tháng 7.2016, Việt Nam xếp thứ 89/193 trên thế giới về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử, tăng 10 hạng so với năm 2014, đứng thứ 6 trong ASEAN và cũng chính thức gia nhập nhóm các nước có chỉ số phát triển Chính phủ điện tử cao.

Cũng trong báo cáo này, chỉ số thành phần về cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam được đánh giá ở mức cao với 0,57 điểm, xếp hạng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên các chỉ số thành phần về hạ tầng viễn thông và nguồn nhân lực lại giảm so với năm 2014.

Theo xếp hạng trên, các chỉ tiêu mà Nghị quyết 36a đặt ra đến hết năm 2016 rằng 100% dịch vụ công trực tuyến được cung cấp ở mức 3, 4 bởi các bộ ngành Trung ương và Việt Nam thuộc nhóm 4 nước đứng đầu ASEAN về chỉ số phát triển chính phủ điện tử, là không hoàn thành.

Thu Anh
Bài liên quan
Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến
Bộ TT-TT đề nghị các bộ ngành, địa phương xây dựng và nhanh chóng triển khai kế hoạch hành động thúc đẩy dịch vụ công trực tuyến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
63 tỉnh, thành triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến