Dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7 tại Đà Nẵng và lây lan sang một số địa phương khác trên cả nước gây cản trở sự phục hồi của các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách Nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 8.2020.

8 tháng, thu ngân sách được 812 nghìn tỉ, chi 918 nghìn tỉ

29/08/2020, 10:07

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7 tại Đà Nẵng và lây lan sang một số địa phương khác trên cả nước gây cản trở sự phục hồi của các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách Nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 8.2020.

Chi ngân sách hết 918 nghìn tỉ đồng - Ảnh minh họa

CPI tháng 8 tăng 0,07%

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8.2020 tăng 0,07% so với tháng trước và giảm 0,12% so với tháng 12.2019 - đều là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng so với tháng 7 chủ yếu do ảnh hưởng của cơn bão số 2 và mưa trên diện rộng làm giá rau tăng; giá gạo trong nước tăng do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thuận lợi đạt ở mức cao trong nhiều năm trở lại đây; giá dịch vụ giáo dục được điều chỉnh tăng ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị định 86/2015.

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 3,96% so với cùng kỳ năm trước.

Trong mức tăng 0,07% của chỉ số CPI tháng 8.2020 so với tháng trước có 7/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó, nhóm giáo dục tăng nhiều nhất với 0,18% do một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 và giá các mặt hàng sách vở, đồ dùng học tập tăng do nhu cầu mua sắm để chuẩn bị cho năm học mới (tác động làm CPI chung tăng 0,01%).

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,11%, trong đó: lương thực tăng 0,6%; thực phẩm tăng 0,08%. Nhóm giao thông tăng 0,1% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm 28.7.2020 và điều chỉnh giảm giá xăng, dầu vào thời điểm 12.8.2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 0,41%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cùng mức tăng 0,1%, chủ yếu do giá điện, nước sinh hoạt tăng lần lượt là 0,39% và 0,48% và do giá dầu hỏa tăng 1,93%, giá gas tăng 0,55%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,05%[16]; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%; nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,2%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2% do nhu cầu du lịch của người dân giảm mạnh khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại[17]; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05%; nhóm may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,03%. Riêng nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình không thay đổi.

CPI tháng 8.2020 giảm 0,12% so với tháng 12.2019 và tăng 3,18% so với cùng kỳ năm trước; CPI bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 3,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Lạm phát cơ bản tháng 8.2020 giảm 0,01% so với tháng trước và tăng 2,16% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 8 tháng năm 2020 tăng 2,66% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.

Giá vàng trong nước tăng theo giá vàng thế giới do dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ các nền kinh tế, bên cạnh đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng ngày càng gay gắt giúp vàng trở thành kênh đầu tư an toàn.

Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24.8.2020 tăng 6,14% so với tháng 7.2020. Chỉ số giá vàng tháng 8.2020 tăng 9,86% so với tháng trước; tăng 32,81% so với tháng 12.2019 và tăng 35,02% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng đô la Mỹ trên thị trường quốc tế tiếp tục suy yếu trong bối cảnh lạm phát tháng 7.2020 của Mỹ tăng và Quốc hội Mỹ chưa đạt được thỏa thuận liên quan đến gói cứu trợ mới để giúp người dân, doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và duy trì đà phục hồi kinh tế.

Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 8.2020 giảm 0,07% so với tháng trước; tăng 0,16% so với tháng 12.2019 và giảm 0,23% so với cùng kỳ năm trước.

Chi thường xuyên hơn 633 nghìn tỉ đồng

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 7 tại Đà Nẵng và lây lan sang một số địa phương khác trên cả nước gây cản trở sự phục hồi của các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thu ngân sách Nhà nước trong 15 ngày đầu tháng 8.2020.

Chi ngân sách Nhà nước tập trung bảo đảm các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, y tế, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn và hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.8.2020 ước tính đạt 812,2 nghìn tỉ đồng, bằng 53,7% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 674,4 nghìn tỉ đồng, bằng 53,3%; thu từ dầu thô 24,2 nghìn tỉ đồng, bằng 68,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 112,8 nghìn tỉ đồng, bằng 54,2%.

Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước đạt 80,5 nghìn tỉ đồng, bằng 45,3% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) 114,3 nghìn tỉ đồng, bằng 50%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 118,9 nghìn tỉ đồng, bằng 43,9%; thu thuế thu nhập cá nhân 77,1 nghìn tỉ đồng, bằng 59,9%; thu thuế bảo vệ môi trường 35,1 nghìn tỉ đồng, bằng 52%; thu tiền sử dụng đất 83,3 nghìn tỉ đồng, bằng 86,8%.

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.8.2020 ước tính đạt 918,2 nghìn tỉ đồng, bằng 52,6% dự toán năm, trong đó chi thường xuyên đạt 633,2 nghìn tỉ đồng, bằng 59,9%; chi đầu tư phát triển 208,7 nghìn tỉ đồng, bằng 44,3%; chi trả nợ lãi 70,4 nghìn tỉ đồng, bằng 59,6%.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
8 tháng, thu ngân sách được 812 nghìn tỉ, chi 918 nghìn tỉ