Với việc chủ động tạm thời đóng cửa TikTok tại Mỹ cuối tuần qua, gã khổng lồ công nghệ ByteDance (Trung Quốc) đã thực hiện “nước cờ khéo léo mang tính phòng ngừa” có thể nâng cao danh tiếng và sự hiện diện trên thị trường của mình, theo nhận định từ các nhà phân tích.
TikTok bắt đầu khôi phục dịch vụ hôm 19.1 sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết sẽ phục hồi quyền truy cập ứng dụng chia sẻ video ngắn đình đám này tại Mỹ khi ông trở lại nắm quyền vào ngày 20.1.
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ vào đêm 18.1 và biến mất khỏi cửa hàng ứng dụng của Apple, Google trước khi luật có hiệu lực hôm 19.1 yêu cầu đóng cửa nền tảng được hơn 170 triệu người Mỹ sử dụng.
TikTok đã ngừng hoạt động tại Mỹ hôm 19.1 trước khi lệnh cấm liên bang với ứng dụng video ngắn do tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) sở hữu có hiệu lực, cắt đứt quyền truy cập vào nền tảng có hơn 170 triệu người dùng Mỹ.
Tổng thống đắc cử Donald Trump hôm 18.1 cho biết “rất có thể" sẽ gia hạn thêm 90 ngày cho TikTok để tránh lệnh cấm tiềm năng ở Mỹ, sau khi ông nhậm chức vào ngày 20.1. Trong khi đó, TikTok cùng hơn 170 triệu người dùng Mỹ đang hồi hộp chờ đợi trước nguy cơ ứng dụng chia sẻ video ngắn đình đám ngừng hoạt động hôm 19.1.
TikTok tuyên bố sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ vào ngày 19.1 tới trừ khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden sắp mãn nhiệm đảm bảo rằng các công ty như Apple và Google sẽ không bị phạt hoặc chịu hậu quả pháp lý vì tiếp tục hỗ trợ ứng dụng này khi có lệnh cấm.
Nhiều người hoảng loạn, thất vọng và bối rối khi nghe tin tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) có kế hoạch để TikTok ngừng hoạt động với 170 triệu người dùng ở Mỹ vào ngày 19.1 tới, thời điểm lệnh cấm liên bang có thể có hiệu lực.
TikTok lên kế hoạch sẽ để ứng dụng ngừng hoạt động với người dùng Mỹ từ ngày 19.1, thời điểm lệnh cấm liên bang có thể có hiệu lực, trừ khi Tòa án Tối cao can thiệp để ngăn chặn, theo các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này.
Người dùng mới đã đổ xô vào ứng dụng mạng xã hội RedNote (Trung Quốc) trong bối cảnh Mỹ có thể cấm TikTok. Công ty ít tên tuổi hơn này đang gấp rút tận dụng làn sóng người dùng đến đột ngột trong khi phải kiểm duyệt kỹ lưỡng nội dung bằng tiếng Anh, các nguồn tin nói với Reuters.
Các quan chức Trung Quốc đang đánh giá một phương án tiềm năng liên quan đến việc Elon Musk mua lại hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ nếu ByteDance không thể chống lại lệnh cấm, trang Bloomberg đưa tin.
Tòa án tối cao Mỹ đang xem xét vụ kiện liên quan đến việc cấm hoặc buộc TikTok bán lại quyền sở hữu tại Mỹ, với trọng tâm tranh luận đặt vào những lo ngại về an ninh quốc gia và quyền tự do ngôn luận.
Tòa án Tối cao có vẻ nghiêng về việc duy trì luật buộc ByteDance phải bán TikTok hoặc cấm ứng dụng này tại Mỹ vào ngày 19.1.2025, với các thẩm phán tập trung vào những lo ngại về an ninh quốc gia liên quan đến Trung Quốc.