Yên tâm thực hiện theo những mánh khóe sau, tủ đồ của bạn lúc nào cũng sẽ tươi mới mà lại tiết kiệm hầu bao được đáng kể nữa!
1. Hãy sắm một cây giầy (shoes tree)
Cây giầy là một vật bằng gỗ hoặc nhựa, được nhét vào trong giày (dùng được cho cả giày nam và nữ) để hút ẩm, khử mùi và giữ form (dáng)giày. Khi mua cây giầy, bạn hãy chú ý đến chất liệu của chúng. Thườngcây giầyđược làm từ loại gỗ cứng và thích hợp nhất là gỗ cây tuyết tùng, vừa có mùi thơm gỗ dễ chịu, vừa hút ẩm rất tốt và loại bỏ được mọi mùi khó chịu sau khi đi. Trong trường hợp cây giầy của bạn mất đi mùi hương gỗ tuyết tùng đặc trưng, bạn chỉ cần dùng giấy nhám đánh thật nhẹ và chúng sẽ lại có mùi tươi mới trở lại như cũ.
2. Sử dụng mắc gỗ (làm bằng gỗ cây tuyết tùng)
Bạn nên sử dụng một loại mắc có độ rộng, dày vừa phải để hạn chế những sự "căng thẳng" trên quần áo (như sổ chỉ, nhăn nhúm dáng đồ), mà ở đây chính là những chiếc mắc gỗ dày, rộng, chất lượng này. Đặc biệt, những chiếc mắc gỗ được làm từ cây tuyết tùng thì đảm bảo còn có một mùi hương cực dễ chịu và tuyệt vời trong tủ đồ nữa.
3. Không treo đồ len, dệt sợi
Bất cừ đồ len, dệt nào cũng có một độ co giãnnhất định, và nếu được treo xuôi lên mắc như đồ thường thì đều có khả năng bị căng giãn rất xấu. Đó là nguyên do gây hỏng dáng, tạo lỗ mất thẩm mỹ trên bề mặt và làm tăng chiều dài không đáng cóchonhững chiếc áo/váy len (chảy dáng). Vì thế hãy tự bảo quản chúng bằng cách treo ngang thân áo lên mắc nếu bạn giặt, gấp chúng khi khô, và nếu vào một cửa hàng mà thấy đồ len, dệt được treo trên mắc thì tuyệt đối không mua nhé.
4. Đánh bóng chiếc áo khoác da bằng sáp
Không chỉ áo khoác da mà còn cả vớibất kỳ loại vải hay quần áo bông nặng nào, bạn cũng có thể áp dụng cách thức này. Đánh sáp sẽ giúp các sợi vải tự nhiên được khỏe hơn để chống lại được hầu hếtkhí hậu bên ngoài. Chỉ cần thực hiện mỗi năm 1 lần là đủ.
5. Biết cách đơm khuy
Đây là kỹ năng tối thiểu và cơ bản nhất mà ai cũng nên nằm lòng để có thể tự sửa chữa bộ đồ của mình khi chúng bị bung cúc hay rách chỉ nhỏ. Bạn có thể hỏi mẹ, chị gái mình hoặc tự tìm kiếm cách thực hiện trên các kênh mạng nếu chưa biết.
6. Giặt quần áo ít
Mỗi lần giặt rửa, quần áo của bạn sẽ phai dần màu sắc vốn có của nó ban đầu. Chúng có quá bẩn không? Nếu không, thay vì đem đi giặt, hãy treo chúng lên mắc và để ở môi trường bên ngoài để giúp chúng thông thoáng hơn.Hoặc nếu có thể, bạn hãy giặt bằng tay những bộ đồ yêu thích hoặc có chất liệu mỏng manh của mình, cũng là một cách để giữ sạch và bảo quản tối đa rất tốt.
7. Hạn chế sử dụng máy sấy, hãy phơi khô
Máy sấy cực dễ làm hỏng chất liệu quần áo của bạn bởi không khí nóng kín của nó.Vì vậy hãy hạn chế tối đa việc sử dụng máy sấy quần áo (trừ những khi thời tiết mưa, lạnh và nồm ẩm) bằng cách phơi đồ ra ngoài môi trường tự nhiên, vừa miễn phí lại thân thiện với môi trường.
8. Bàn chải chuyên dụng cho quần áo
Những chiếc bàn chải này thường được dùng cho những đồ quần áo khó giặt. Cụ thể là, bạn hãy sử dụng nó để chải đi những bụi bẩn ra khỏi những chiếc áo khoác hay những xổ lông bám dính trên áo vest. Chỉ cần chải thật nhẹ nhàng, những đầu lông chổi sẽ làm nốt công đoạn thu dọn hết những vết dơ xấu xí.
9. Sắm một chiếc máy hơi nước
Làm phẳng một bộ đồ nhàu nhĩ với chiếc máy hấp hơi nước này sẽ thú vị và "nhàn" hơn rất nhiều một cái bàn là, chắc chắn! Nó cũng giúp làm giãn khoảng cách giặt đồ hơn do có khả năng loại bỏ mùi khó chịu trên áo quần. Vậy là 1 mũi tên trúng 2đích: vừa làm phẳng lại vừa làm sạch. Quá tuyệt vời phải không?
10. Mua theo lô
Nếu đó là sản phẩm bạn cực kỳ yêu thích, hãy mua theo lô (2-3 cái). Trước hết chúngthỏa mãn sở thích thời trang của bạn, luôn dễ để có chiếc dự phòng và thay thế cho mọi trường hợp. Hai là,bạn sẽ không biết khi nào thì thương hiệu đó sẽ ngưng sản xuất món đồ ưa thích này của bạn nữa phải không? Vậy thì tội gì không "chôm" đến mấy chiếc nhỉ?
11. Biết cách chăm sóc giày da
Thông thường,các loại giày, bốt, guốc da được chế từ chất liệu da sống tự nhiên, nghĩa là chưa thuộc, mới chỉ cạo và rửa. Do vậy cũng giống như làn da của bạn, chúng luôn cần được dưỡng ẩmvà bảo trì, chăm sóc thường xuyên để có thể làm tốt công việc của mình nhất.
12. Đi những loại giày khác nhau
Quy tắc bảo quản giày rất đơn giản mà không phải ai cũng để ý: đừng mãi chỉ đi một đôi giày trong nhiều ngày liên tiếp! Mà thay vào đó, hãy chịu khó thay đổi, luân phiên giầy đi vào mỗi ngày. Bằng cách này, mỗi đôi giày của bạn sẽ "thêm tuổi" hơn, đôi nào cũng trông như mới.
13. Sử dụng bót đi giày
Đây là dụng cụ có một lưỡi cong được dùng để giúp đưa gót chân vào trong giày dễ dàng, đồng thời tránh cho phần gót giày bị nhăn nhúm, hỏng form. Bót đi giày không chỉ được sử dụng với những đôi giày form cứng, mà còn có thể được dùng cả với những đôi sneaker khi bạn đưa chân vào giày để tránh cho gót giầy bị "dập nát" vì nó rất mềm.
14. Đế giày
Khi sắm những đôi giày, hãy cố gắng chọn cho mình những đôi giày tốt. Tốt ở đây đồng nghĩa với đắt tiền, tuy nhiên đó là một món đầu tư xứng đáng, bởi "đắt xắt ra miếng", bạn nhớ nhé. Những đôi giày xịn sẽ lâu hỏng hơn, lâu bong đế hơn (tình trạng bong đế vẫn buộc phải xảy ra nhưng là sau nhiều năm), và đó chính là món lời tiết kiệm cho bạn.
Ngược lại, những đôi giày rẻ tiền sẽ thường nhanh hỏng, đế giày là đế dán nên rất nhanh bong, và việc bạn phải sớm mua một đôi giày mới thay thể hay tình trạng đem giày đi sửa liên tục chính là phần tiền lãng phí nhất mà chúng ta không nên có.
Nguồn: buzzfeed
Quỳnh Anh