Ba cuốn sách của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc gồm: “Một thức nhận về văn hóa Việt Nam”, “Sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Pháp” và “Thần thoại Hy Lạp” sẽ được phát hành vào cuối tháng 5 này.

3 tác phẩm của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc

Tiểu Vũ | 25/05/2018, 08:52

Ba cuốn sách của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc gồm: “Một thức nhận về văn hóa Việt Nam”, “Sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Pháp” và “Thần thoại Hy Lạp” sẽ được phát hành vào cuối tháng 5 này.

Nhà nghiên cứu Phan Ngọc (sinh năm 1925), ôngđược xem là nhà bách khoa cuối cùng của thế hệ trí thức Việt Nam được đào tạo dướithời Pháp thuộc; tuy vậy những công trình của ông cũng đã gây không ít tranh cãi về chất lượng học thuật.Ông nguyên là chuyên viên cao cấp tại Viện Đông Nam Á, là vị chủ nhiệm đầu tiên của Bộ môn Ngôn ngữ học, Khoa Ngữ văn,Trường đại học Tổng hợp Hà Nội. Cụm công trình về văn hóa Việt Nam của ông làVăn hóa Việt Nam, cách tiếp cận mới(1994) vàTìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều(1985) đã đượcGiải thưởng Nhà nướcnăm2000.

Ba cuốn sách nghiên cứu văn hóa của ông gồm Một thức nhận về văn hóa Việt Nam, Sự tiếp xúc của văn hóa Việt Nam với Phápvà Thần thoại Hy Lạpsẽ được phát hành vào cuối tháng 5 này.

Một thức nhận về văn hóa Việt Nam

Công trình Một thức nhận về văn hóa Việt Nam của nhà nghiên cứu Phan Ngọc có mục đích giới thiệu một cách hiểu về văn hóa Việt Nam, để giúp người đọc đổi mới văn hóa sao cho phù hợp với yêu cầu của chính Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Tác giả đề cập đến việc tiếp nhận văn hóa theo cách ‘thức nhận’, một cách rất khác so với cách ‘nhận thức’ quen thuộc lâunay. Dựa vào cơ sở lý luận về Tổ quốc luận, tác giả đã đưa ra được những phân tích thấu đáo về nét văn hóa riêng của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, không hề bị trộn lẫn với các nền văn hóa khác.

Tác giả giới thiệu một cách hiểu về văn hóa Việt Nam, phân tích mọi vấn đề ở mặt quan hệ và cắt nghĩa tại sao có những cách giải quyết khác nhau ở các nền văn hóa trong những vấn đề có tính chất toàn nhân loại. Tác giả hy vọng có thể góp phần nhỏ bé vào giai đoạn của Việt Nam trong một thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, để có thế chấp nhận nhau và giúp đỡ nhau.

Sự tiếp xúc củavăn hóa Việt Nam với Pháp

Việt Nam và các nước trên thế giới đã bước và một giai đoạn mới trong lịch sử, giai đoạn tìm hiểu về nhau để cùng phát triển. Có những vẫn đề trước kia có tầm ảnh hưởng rất lớn, giờ đã và đang thuộc về quá khứ. Lại có những vấn đề mới đặt ra, nhưng sẽ thu hút toàn thể nhân loại, ví dụ vấn đề giao lưu văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau để cùng chung sống hòa bình, cùng phát triển trong hòa bình.

Để góp phần vào công việc này, góp phần vào việc lý giải các mơ ước của mọi tư tưởng triết học tiến bộ, cần phải xây dựng một quan niệm mới về văn hóa, về bản bản sắc văn hóa của mỗi tộc người, khảo sát khách quan xem trong quá trình tiếp xúc với các văn hóa khác, nền văn hóa này đã có những gì thay đổi và có gì không thay đổi về mặt quan hệ làm thành cách nhìn của nó về văn hóa.

Tác giả Phan Ngọc chọn giai đoạn tiếp xúc với Pháp vì ông là người được trực tiếp chúng kiến và tham gia công cuộc giao thoa này. Đây là công trình được ông thai nghén và nghiên cứu, thu nhập tư liệu bản thảo từ những năm 1960.

Gói gọn trong 8 chương sách, tác giả nhìn nhận văn hóa và tiếp xúc văn hóa qua lăng kính mới: lăng kính về những những mặt ưu việt của các nền văn hóa Trung Hoa, Pháp, Anh, Mỹ, Đông Nam Á…

Thần thoại Hy Lạp

Thần thoại Hy Lạp bao gồm những chuyện có tính chất hoang đường về nguồn gốc vũ trụ, loài người, giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội, lịch sử các thành bang và bộ tộc Hy Lạp, đồng thời kể lại những sự tích về các anh hùng cổ xưa của đất nước Hy Lạp.

Nó là cơ sở của tôn giáo, là nền tảng của văn học, nghệ thuật Hy Lạp, đồng thời là một bộ phận không thể thiếu được của văn hóa châu Âu. Sự hiểu biết thần thoại Hy Lạp rất cần cho những người muốn làm quen với văn học, vì từ lâu thần thoại Hy Lạp đã trở thành nguồn cảm hứng bất tuyệt của các nhà văn phương Tây, một nguồn văn liệu dồi dào, một di sản vô giá đối với văn học và nghệ thuật thế giới. Chỉ xét riêng về giá trị văn học, thần thoại Hy Lạp cũng rất đặc sắc.

Trong cuốn sách này, soạn giả chỉ trình bày những thần thoại Hy Lạp đã được người La Mã tiếp thu và phát triển. Một số truyện đã được trình bày toàn vẹn trong các anh hùng ca, trường ca, các vở kịch Hy Lạp và La Mã cổ đại, vì vậy ở đây, cũng chú ý giới thiệu cả nội dung một số tác phẩm tiêu biểu của văn học Hy Lạp, La Mã như Iliad, Odyssey của Homer, Thần phổ của Hesiod, Prometheus bị xiềng của Elsin, Oedipus làm vua của Sophocles, Ái tình của Ovid, Eneide của Vergilius, v.v..

Tiểu Vũ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
3 tác phẩm của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc