"Theo một báo cáo, nếu như tốc độc tăng năng suất lao động của Việt Nam và Thái Lan như hiện nay thì phải đến năm 2069 - tức là 54 năm nữa thì năng suất lao động của Việt Nam mới bằng Thái Lan", TS. Hồ Đình Bảo - Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết.

54 năm nữa năng suất lao động của Việt Nam mới bằng Thái Lan

Một Thế Giới | 12/09/2015, 10:19

"Theo một báo cáo, nếu như tốc độc tăng năng suất lao động của Việt Nam và Thái Lan như hiện nay thì phải đến năm 2069 - tức là 54 năm nữa thì năng suất lao động của Việt Nam mới bằng Thái Lan", TS. Hồ Đình Bảo - Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết.

54 năm nữa năng suất lao động của Việt Nam mới bằng Thái Lan
Đây là thông tin được TS. Hồ Đình Bảo - Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam 9 tháng" được tổ chức vào ngày 11.9.
Theo TS Hồ Đình Bảo, năng suất lao động theo giờ của Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia, còn năng suất lao động tổng hợp thì rất thấp. Việt Nam hiện đang kém xa năng suất lao động của những nước tương đồng trong phát triển kinh tế như Thái Lan. 
Cụ thể, năng suất lao động hiện nay của Việt Nam đang thấp hơn 18 lần so với Singapore, thấp hơn Hàn Quốc 11 lần, Malaysia 7 lần, Thái Lan 3 lần, Trung Quốc 3 lần, Indonesia và Philippines 2 lần. 
Năng suất tổng hợp của Việt Nam chỉ xấp xỉ Lào và cao hơn Campuchia 36,4%. Điều này sẽ khiến cho quá trình hội nhập của Việt Nam rất khó khăn.
Không chỉ dừng lại ở đó, nếu tính năng suất lao động theo giờ công, trong năm 2012, một giờ lao động của một người lao động Singapore tạo ra được 49,5 USD giá trị gia tăng, người Nhật Bản tạo ra 38,4 USD, người Hàn Quốc tạo ra 24,4 USD, người Malaysia tạo ra 20,5 USD... Trong khi đó, một giờ của một người lao động Việt Nam chỉ tạo ra được 3,4 USD” 
Mặt khác, tốc độ về tăng năng suất lao động cũng đang chậm dần lại, trong khi nhìn sang các nước khác thì chưa hẳn tốc độ của họ giảm dần.
"Cứ cho là người ta đứng hơn một chỗ thì phải hơn 10 năm nữa chúng ta mới bắt kịp Indonesia hay Philipines. Tuy nhiên thực tế là người ta không bao giờ đứng yên. Theo một báo cáo, nếu như tốc độc tăng năng suất lao động của Việt Nam và Thái Lan như hiện nay thì phải đến năm 2069 - tức là 54 năm nữa, năng suất lao động của Việt Nam mới tương đương Thái Lan. Đây là vấn đề chúng ta phải đặc biệt quan tâm", ông Bảo nói.
Cũng theo ông Bảo, cơ cấu lao động của Việt Nam cũng đang có vấn đề. Cụ thể, lao động Nhà nước đang chuyển dịch nhanh, từ mức 70% lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước, đến năm 2012 chỉ còn 47,4%. 
Tương ứng về mặt cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch lại không thực sự mạnh. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu tương đối chậm, tốc độ chuyển dịch kinh tế đang giảm rất nhanh. 
Nguy cơ thua cả Myanmar
Trong khi đó, bàn về năng suất lao động của Việt Nam hiện nay, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cũng nhận định, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay rất thấp.
"Nhìn từ 2010 đến nay, năng suất lao động của ASEAN vẫn gấp 2/3 lần Việt Nam. Ngay cả như Lào, trong mấy năm liên tục năng suất lao động vẫn bám sát Việt Nam. 
Myanmar trước đây năng suất lao động chỉ bằng 0,6 lần Việt Nam, tuy nhiên qua các năm qua cứ tịnh tiến dần, và đến năm 2014 đã bằng 0,9 lần của Việt Nam. Thậm chí trong thời gian tới khéo còn vượt qua cả Việt Nam", TS. Tuấn cho biết.
Cũng theo ông Tuấn, nếu tính trong một ngành, chẳng hạn như ngành đóng tàu của Vinashin thì hiện đang thua kém doanh nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc 35 lần.
Đồng tình với những nhận nhận định này, bà Nguyễn Thị Minh, Trưởng khoa Nông nghiệp - ĐH Kinh tế Quốc dân cũng cho rằng, những đánh giá hay các báo cáo của World Bank (WB) đều đúng.
Theo đó, năng suất lao động của Việt Nam từ năm 1985 đến 2011 đều ở mức thấp nhất, thấp hơn cả Lào và Campuchia. 
Trong tính toán của WB, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp lúc nào cũng thấp nhất và tốc độ tăng trưởng năng suất lao động cũng thấp, làm cho thu nhập của nông nghiệp tụt hậu so với toàn bộ nền kinh tế.
Trên cơ sở phân tích về sự yếu kém trong năng suất lao động của Việt Nam, TS. Hồ Đình Bảo đưa ra 6 khuyến nghị, trong đó nhấn mạnh năng suất lao động phải trở thành động lực cốt lõi dẫn dắt tăng trưởng. 
"Việt Nam cần vực dậy làn sóng tăng trưởng dựa vào các nhân tốt khởi nguồn tăng trưởng mới thay thế cho sự hụt hơi của những động lực tăng trưởng cốt lõi trước đây. Trong đó, phải đẩy mạnh cải hiện năng suất nội ngành, nội khu vực thông qua cải tiến công nghệ, quy mô và trình độ lao động.
Ngoài ra, Chính phủ phải nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Đây mới chính là khu vực đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng năng suất lao động trong giai đoạn sắp tới", TS. Bảo nói.
Duyên Duyên
Bài liên quan
EVNHCMC nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh và chuyển đổi số
Chiều 14.11, tại Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần thứ 2, ông Luân Quốc Hưng - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC) đã trình bày tham luận “Phát triển lưới điện thông minh và thực hiện chuyển đổi số để nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối điện và năng suất lao động tại EVNHCMC”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
54 năm nữa năng suất lao động của Việt Nam mới bằng Thái Lan