Bạn có biết rằng hiện vẫn còn nhiều quốc gia tử hình người đồng tính?

7 hình phạt khủng khiếp nhất hiện nay dành cho người đồng tính

Chí Thiện | 09/10/2017, 08:00

Bạn có biết rằng hiện vẫn còn nhiều quốc gia tử hình người đồng tính?

Chỉ trong vài thập kỷ ngắn ngủi, phong trào vận động quyền cho người LGBT (đồng tính, song tính & chuyển giới) đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Sự hiện diện của họ ngày càng trở nên mạnh mẽ và được thừa nhận rộng rãi bởi xã hội. Tính đến năm 2017, đã có 25 quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa hôn nhân bình đẳng. Bên cạnh đó, không ít người đồng tính công khai còn được bầu chọn vào vị trí nguyên thủ quốc gia.

Mặc dù vậy, tại nhiều nơi trên thế giới mà đặc biệt là khu vực Trung đông và châu Phi, người đồng tính thậm chí còn không được sống thật với chính mình chứ đừng nói đến việc kết hôn hay tham gia chính trường. Dưới đây là 7 hình phạt khủng khiếp nhất mà người đồng tính vẫn phải chịu đựng cho đến tận ngày nay:

7. Tước quyền công dân

Biểu tình ủng hộ cộng đồng LGBT tại Nigeria

Năm 2006,Tổng Giám mục Peter Akinola của Nhà thờ Nigeria đã thúc đẩy chính phủ thông qua một đạo luật cấm các tờ báo địa phương đưa tin về đồng tính luyến ái. Chưa hết, ông còn ủng hộ việc đàn áp những tổ chức tôn giáo khác thừa nhận người đồng tính. Có thể nói, bằng cách điều khiển truyền thông và đức tin, chính phủ Nigeria đã gần nhưtước bỏ cácquyền tự do cơ bản nhất của người đồng tính.

Tổng Giám mục Peter Akinola

Tình trạng tương tự cũng diễn ra tại Gambia. Nơi đây từng xuất hiện nhiều vụ bắt cóc, giết người nhắm đến cácphóng viên viết về chủ đề LGBT trên báo chí.

Điều tréo ngoelàNigeria lạilà một quốc gia theo chế độ Cộng hòa liên bangdựa theo mô hình của Mỹ. Thế nhưng lại không hề có bình đẳng dành cho người đồng tính.

6. Đánh roicông khai

Hình phạt đánh roikhá phổ biến tại nhiều quốc gia. Iran thậm chí còn sở hữu một hệ thống trừng phạt rõ ràng dành cho người đồng tính nam lẫn nữ. Theo đó, nếu một người con trai dưới tuổi vị thành niên quan hệ tình dục đồng giới thì sẽ bị phạt 74 roi và không được vào đại học. Đối với đồng tính nữ là 100 roi.

Trong trường hợp một người từng bị phạt 3 lần cho tội danh kể trên, họ sẽ bị tuyên án tử hình.

Một người đồng tính nam bị phạt 83 roi tại tỉnh Aceh của Indonesia

Amir (22 tuổi)đã bị bắttrong chiến dịch giam giữ người đồng tính trên diện rộng của chính phủ Iran và bị kết án 100 roi. Anh đã miêu tả trải nghiệm khủng khiếp ấy như sau: "Khi tôi tỉnh dậy,tay và chân của tôi đã đau đớn đến mức không thể nhấc lên khỏi nền đất. Họ nói nếu tôi hét lên, họ sẽ đánh tôi còn kinh khủng hơn. Chính vì thế, tôi đã cố gắng chịu đựng và ngăn cho bản thân hét lên bằng cách cắnchặt răng vào tay của mình".

5. Tù giam

Mặc dù là một quốc gia sở hữu nền kinh tế thuộc G20 thế nhưng Ả Rập Xê-Út cực kỳ khắc nghiệt đối vớingười LGBT. Tháng 4 năm 2000, chính phủ nước nàyđãkết án 100 người đàn ông vào tù và đánh roi công khai chỉ vì họ tham dự một đám cưới đồng tính.

Hoàng tửSaud bin Abdulaziz bin Nasser Al Saud của Ả Rập Xê-Út là một người đồng tính

Luật pháp của Ả Rập Xê-Út nghiêm khắc đến mức cả hoàng thân quốc thích cũng không ngoại lệ. Năm 2010, hoàng tửSaud bin Abdulaziz bin Nasser Al Saud, cháu trai của Quốc vươngAbdullah, đã giết chết người hầuBandar Abdulaziz của mình trong một khách sạn tại thành phố London. Theo công bố từ phía cảnh sát Anh, hai người này có mối quan hệ tình cảm nhưng lại nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ẩu đả.

Năm 2013, hoàng tửSaud bin Abdulaziz bin Nasser Al Saud đã được dẫn độ về nước. Mặc dù vậy, theo thỏa thuận giữa chính phủ Anh vàẢ Rập Xê-Út, vị hoàng tử sinh năm 1977 này phải ở trong tù ít nhất 20 năm trước khi được thả ra.

4. Ném đá đến chết

Tại Sudan, phương pháp này thường xuyên được áp dụng lên những người đồng tính nữ. Họ bị chôn xuống đất với phần đầu lộ thiêncho người dân xung quanh ném đá. Đối với người đồng tính nam, lần đầu phạm tội đồng nghĩa với việc nhận hàng ngàn nhát roi vào người. Nếuphạm tới lần thứ 3, họ sẽ phải nhận án tử hình.

Hai người đàn ông bị nhóm khủng bố ISIS ném đá tới chết

Năm 2005, truyền thông quốc tế đã kịch liệtlên án chính phủ Nigeria sau khi một người đàn ông 50 tuổi bị ném đá đến chết theo luật Hồi giáo vì quan hệ tình dục đồng giới.

Một trường hợp nổi tiếng khác cũngđãdiễn ra tại thủ đôKabul củaAfghanistan. Một người đàn ông 84 tuổi bị kết tội đồng tính luyến ái và bị đổ một bức tường đá lên người. Điều ngạc nhiên là ông đã không chết. Theo luật Hồi giáo, nếu một người vẫn sống sau 30 phút bị ném đá, họ được quyền sống tiếp. Sau đó, ông đã chia sẻ với phóng viên của tờAfghan Daily News rằng mình vô tội.

3. Treo cổ

Theo tổ chức Boroumand, ít nhất 107 vụ tử hình đã được ghi nhận tạiIran liên quan đến tình dục đồng giới từ năm 1979 đến1990. Tuy nhiên, trường hợp thu hút nhiều sự chú ý nhất từ truyền thông quốc tếchính là vụ việcMahmoud Asgari và Ayaz Marhoni bị treo cổ vào năm 2005. Nhiều cuộc điều tra sau đócho thấy rằng hai người này là hai thiếu niên đồng tính.

Hình ảnh Mahmoud Asgari và Ayaz Marhoni bị treo cổ được chia sẻ rộng rãi trên Internet

Năm 2010, một tờ báo của Uganda đã đăng tải danh sách "100 người đồng tính" (kèm theo đầy đủ thông tin cá nhân) trên trang bìa vớidòng tít "treo cổ chúng". Động thái này đã góp phần tạo ra một làn sóng chống đối người đồng tính mạnh mẽ tại quốc gia Đông Phi này.

2. Chặt đầu

Tháng 5năm 2008, chính phủ Senegal đã tổ chức một cuộc đàn áp nhắm đến người đồng tính. Trong lúc cơn khủng hoảng lên đến cực điểm, nhiều người đồng tính đã chạy sang quốc gia láng giềng Gambia nhằm thoát khỏi sự truy bắt của cảnh sát. Đáng tiếc, họ không hềbiết rằng mình đãchạy thẳng vào "địa ngục trần gian".

Tổng thống Gambia khi ấy là ông YamahJammeh đã hứa rằng sẽ có "luật chặt chẽ hơn Iran"về vấn đề đồng tính luyến ái. Sau đó, ông đã tổ chức một cuộc mít tinh kêu gọi người đồng tính rời khỏi đất nước của mình trong vòng 24 giờ. Nếu không,đầu của họ sẽ bị cắt đứt.

Tổng thống Gambia YamahJammeh

"Gambia là một đất nước của các tín đồ.Những hành vi tội lỗi và vô đạo đức như đồng tính luyến ái sẽ không được dung thứ ở đất nước này", Tổng thống Yamah Jammeh nói.

1. Không được mai táng

Người đồng tính không chỉ bị bức tử tại nhiều quốc gia mà họ còn bị ngăn cấm đi đến thế giới bên kia.

Năm 2008, một đám cưới đồng tính được tổ chức tại thủ đô của Senegal đã khiến cho chính phủ nước này "nổi giận". Ngay lập tức, làn sóng phản đối người đồng tính đãdiễn ra ởkhắp mọinơi khiến cho cộng đồng LGBT trở nên khốn đốn trong một thời gian dài. Họ bị buộc tội là nguyên ngân gây ra những khó khăncủaSenegal do "tách rời khỏiđức tin Hồi giáo".

Serigne Mbaye là một ví dụ điển hình nhất. Sau khi bị bệnh và qua đời, con của ông muốn chôn ôngtrong làng. Tuy nhiên, vì những tin đồn rằng Mbaye là người đồng tính, không nghĩa trang nào chấp nhận mai táng cho ông. Các concủaMbaye không còn cách nào khác bèn chôn ông ở bên đường và dùng tay làm xẻn. Kết quả, ngôi mộ quá cạn và xác của ông không được bao phủ toàn bộ. Chính vì thế, cái xác đã nhanh chóng bị phát hiện. Con của Mbaye đã bị bắt và buộc tội vì... chôn cha của mình.

Mai Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
7 hình phạt khủng khiếp nhất hiện nay dành cho người đồng tính