Theo Phys.org, Cơ quan nghiên cứu hải quân Mỹ (ONR), Trung tâm Y tế quân sự quốc gia Walter Reed và một số tổ chức nghiên cứu khác đã phối hợp phát triển một nguyên mẫu chân giả thông minh với các cảm biến để tránh nguy cơ nhiễm trùng mô mềm và điều chỉnh dáng đi.

Hải quân Mỹ phát triển chân giả thông minh

Vũ Trung Hương | 09/10/2017, 05:53

Theo Phys.org, Cơ quan nghiên cứu hải quân Mỹ (ONR), Trung tâm Y tế quân sự quốc gia Walter Reed và một số tổ chức nghiên cứu khác đã phối hợp phát triển một nguyên mẫu chân giả thông minh với các cảm biến để tránh nguy cơ nhiễm trùng mô mềm và điều chỉnh dáng đi.

Được biết, các bộ phận giả của các chi dưới thường được gắn chặt vào vị trí cắt cụt bằng cách làm “ tổ” bao lấy chân, giống như một chiếc giày bằng gỗ. Nó gây áp lực lên các mô mềm và có thể gây kích thích và đau, dẫn đến viêm và nhiễm trùng. Do đó, nhiều người khuyết tật từ chối các bộ phận giả để dùng xe lăn cho tiện lợi hơn.

Sản phẩm của các bác sĩ và kỹ sư quân đội (được gọi là MOIP) sử dụng một loại phụ kiện thay thế - một neo titan được phẫu thuật cấy vào xương đùi. Sau khi mô xương phát triển quanh miếng cấy ghép, bên ngoài chỉ còn một khâu kết nối nhỏ bằng kim loại có thể gắn được với bộ phận giả. Các bác sĩ cũng có thể làm như vậy với các chi trên.

Cách gắn này ít gây đau đớn và làm cho thế đi nhịp nhàng và ổn định hơn. Tuy nhiên, đoạn liên kết kim loại nhô ra từ xương gây nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, bộ phận giả MOIP được trang bị các hệ thống phát hiện, phòng ngừa và tiêu hủy nhiễm trùng.

Thứ nhất, các cảm biến tương thích sinh học đo nhiệt độ cơ thể và cân bằng axit, tốc độ lành bệnh được gắn vào vị trí cắt cụt . Thứ hai, có cảm biến đánh giá tải trọng trên xương giả và sự thay đổi trong bước đi. Các bộ cảm biến đó giúp các bác sĩ xác định khi nào sau khi phẫu thuật, có thể bắt đầu đi để chân chịu tải và cách bệnh nhân sẵn sàng áp dụng vật lý trị liệu. Cho đến nay, người ta vẫn phải chụp X quang để đạt được mục đích này.

Giáo sư Jerome Lynch, người chịu trách nhiệm phát triển các bộ cảm biến, cho biết: "Vì bộ cảm biến truyền thông tin không dây nên các bác sĩ có thể kiểm tra trạng thái của bệnh nhân trên thiết bị di động, giúp cải thiện đáng kể quá trình phục hồi và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân".

Trước đó, Cơ quan DARPA của Bộ quốc phòng Mỹ cũng đã lắp các cánh tay giả bionic Luke cho những cựu chiến binh cần tay giả. Chúng có thể xử lý một số lệnh song song và do đó giúp cử động tự nhiên hơn so với các mẫu trước đó.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hải quân Mỹ phát triển chân giả thông minh